Ba Phụ Nữ Can Đảm Bởi Marie Ndiaye
Ba Phụ Nữ Can Đảm tải về miễn phí cuốn sách
Trên trang này chúng tôi đã thu thập cho bạn tất cả các thông tin về Ba Phụ Nữ Can Đảm sách, nhặt những cuốn sách, bài đánh giá, đánh giá và liên kết tương tự để tải về miễn phí, những độc giả đọc sách dễ chịu. Thông tin tác giảMarie NdiayeVào trang riêng của tác giảXem tất cả các sách của tác giảBa câu chuyện về trực diện đương đầu với cuộc đời này được viết ra không để tạo tâm trạng dễ chịu cho độc giả, vì cứ qua mỗi trang kế tiếp, sự cay nghiệt và tàn độc của cõi đời lại tăng thêm một mức nữa, các hình dung ban đầu của độc giả còn kém xa những gì diễn diễn tiến của hư cấu bày ra. Cuộc đời những người phụ nữ châu Phi có chút dính dáng với phương Tây không bao giờ mang màu hồng, nhưng phải có cái nhìn thấu suốt, "từ bên trong", như tác giả ba câu chuyện trong cuốn sách này thì toàn bộ sự thảm khốc mới được lột tả đầy đủ, và cùng lúc là sức sống mãnh liệt của con người bị đẩy tới đường cùng. Cái nhìn ấy, và sức mạnh ngôn từ đặc biệt ấy, Marie Ndiaye sở hữu với một dung lượng lớn đến kinh ngạc.Mời bạn đón đọc.Báo chí giới thiệu"Ba phụ nữ can đảm": Dù cuộc đời đắng cay là thếPhải chăng, bằng một ngòi bút thấm đẫm nhân văn, Marie NDiaye – một phụ nữ da màu, muốn khắc sâu vào tâm tưởng của độc giả khắp thế giới hai tiếng ấy.Dù đã được "cảnh báo" trước về một cuốn tiểu thuyết không hề dễ đọc, một cuốn tiểu thuyết "lạ hóa", nhưng "Ba phụ nữ can đảm" của Marie NDiaye vẫn khiến tôi đi từ bất ngờ này đến bất ngờ khác, suốt từ trang đầu tiên đến trang cuối cùng.Bất ngờ không phải vì tình huống truyện, không phải bởi những cách thắt nút hay mở nút thông thường, mà bất ngờ bởi cách mà tác giả sử dụng để viết nên cuốn sách ấy.Cuốn sách tái hiện lại ba mảnh đời, tôi thích dùng từ "mảnh đời" hơn là "cuộc đời" bởi số phận của ba người phụ nữ được tái hiện trong trang sách đều không toàn vẹn. Nó chỉ như một lát cắt, một góc nhỏ, nhưng là cái góc cay nghiệt nhất, ai oán nhất, bi thương nhất.Ở đó, người ta thấy cái góc của Norah, nữ luật sư 38 tuổi gốc Phi, đang định cư tại Paris thì bỗng dưng được người bố ở Sénégal gọi về nhà vì tin cậu em trai đang phải ngồi tù vì tội giết người. Chỉ trong một tình huống ngắn ngủi ấy, nhưng gần như cả cuộc đời Norah đã được tái hiện lại: bố mẹ ly dị từ khi còn nhỏ; xây dựng gia đình với một cuộc hôn nhân chắp vá; mẹ tái hôn với người đàn ông khác, người bố chìm đắm trong mối quan hệ hoan lạc với những người phụ nữ đáng tuổi con mình, bỏ quên trách nhiệm của một người cha, thậm chí bắt con cái phải gánh chịu những tội lỗi do chính mình gây ra...Người ta cũng thấy cái góc của Fanta, một người phụ nữ gốc Phi khác theo chồng sang Pháp sinh sống với lời hứa hẹn về một tương lai tốt đẹp. Nhưng trái với ước mong về cuộc sống màu hồng, cuộc hôn nhân của Fanta rơi vào trạng thái căng thẳng và nặng nề, chẳng khác nào địa ngục. Điều đặc biệt là câu chuyện của Fanta được kể lại dưới góc nhìn, góc tự sự của chồng cô - Rudy Descas.Và cái góc cuối cùng, cũng là chìa khóa làm rõ hơn cho chủ đề câu chuyện, là cái góc bi kịch của Khady Demba, một người phụ nữ góa chồng, bị gia đình nhà chồng hắt hủi, lưu lạc sang Châu Âu trong một hành trình đầy bất hạnh: bị bắt làm gái, bị bạo hành, bị ném ra đường làm kẻ ăn mày... và kết lại bằng cái chết đầy bi thảm.Ba mảnh đời chỉ liên kết với nhau bằng một sợi dây vô cùng mỏng mảnh, mà nếu không để ý thì độc giả cũng khó lòng nhận ra. Đó là chi tiết Khady trong câu chuyện cuối là người nấu ăn cho bố của Norah, lên đường đến Pháp để gặp cô chị họ Fanta. Ngoại trừ mối liên hệ mong manh ấy, thì dường như họ không có điểm nào chung.Thế nhưng ba cái "góc" của họ lại được xếp lại gần nhau, theo cấp độ tăng dần của tính bi kịch, và hoàn chỉnh trong một cuốn tiểu thuyết chứ không phải là một tập truyện ngắn như nhiều người nghĩ rằng nên như thế. Phải chăng, ngoài dụng ý tạo nên một cấu trúc khác lạ cho tác phẩm của mình, Marie NDiaye còn muốn nói, còn muốn khắc họa một điều gì hơn thế?Phải chăng, những Norah, Fanta hay Khady, rốt cuộc cũng chỉ là một cái tên để gọi, một biểu hiện nhạt nhòa của tính cá thể, ẩn sau đó là cả một thế giới tăm tối những bi kịch giống nhau của "Phụ - Nữ". Phải chăng, bằng một ngòi bút thấm đẫm nhân văn, Marie NDiaye - một phụ nữ da màu, muốn khắc sâu vào tâm tưởng của độc giả khắp thế giới hai tiếng ấy."Phụ - Nữ", nguồn cảm hứng của nghệ thuật, nét đẹp của cuộc sống, cứu tinh của gia đình, thế nhưng cũng là nơi để người ta trút lên đủ mọi cơn thịnh nộ. Norah, Fanta hay Khady chỉ là ba trong rất nhiều, rất nhiều những cuộc đời khác, số phận khác, thậm chí còn bi kịch hơn, đang hàng ngày hàng giờ lặp đi lặp lại vai diễn tủi nhục của mình trong sân khấu cuộc đời. Đâu đó giữa biển người rộng lớn này, có những người phụ nữ vẫn hàng ngày lo toan cho cuộc sống gia đình để đêm đêm lui vào cái góc nhỏ của mình và khóc; có những người phụ nữ cả đời vì chồng vì con mà vẫn bị coi khinh; có những người phụ nữ bị bạo hành, bị chà đạp, bị biến thành công cụ để phục vụ cho lạc thú của đàn ông..."Ba phụ nữ can đảm" không phải là tuyên ngôn bảo vệ bình đẳng giới, bởi họ, những người phụ nữ Châu Phi ấy không hề đứng lên đòi quyền sống, cũng chẳng hề mở miệng rao giảng bất kỳ thứ triết lý nào. Họ chỉ như thế, nhẫn nhịn chịu đựng, nhưng không để bị dập vùi. Họ can đảm không phải bằng nắm tay giương cao, mà bằng tinh thần, như một viên ngọc vẫn tỏa sáng lấp lánh cho dù cuộc đời tăm tối."Ba phụ nữ can đảm" là một cuốn sách về hiện thực, cay đắng và khắc nghiệt. Nhưng nó làm tôi thỏa mãn. Và tận sâu trong cái vực tăm rối và rữa nát những bi kịch ấy, tôi vẫn nhìn thấy một lối thoát nhỏ bé, đấy là khi Khady, cô cái của câu chuyện cuối, ra đi vào cõi vĩnh hằng. Hình ảnh cuối cùng mà cô nhìn thấy, không phải là những kẻ ăn xin rách rưới, không phải là đám lính tráng được trang bị súng ống, cũng không phải là hồi ức về cái nhà thổ bẩn thỉu, nơi đã vắt kiệt thể xác của cô, mà là nó - một con chim cánh dài màu xám. Cái con chim bay liệng trên bầu trời tự do ấy, cô tự nhủ, cũng chính là "mình - Khady Demba đây mà". Và cô đã ra đi, hạnh phúc với cái phát hiện ấy, hạnh phúc với sự bay bổng của tự do vĩnh viễn, dù phải đánh đổi bằng cái chết.Cuộc đời đắng cay là thế, số phận ác nghiệt là thế, thể xác dù có thể bị dập vùi, bị chà đạp, nhưng tinh thần con người, chẳng ai có thể ngăn được, vẫn như cánh chim kia, bay lên trên mọi khổ đau tủi cực để hướng về phía có ánh nắng và khí trời.Xem thêmThu gọn“Ba phụ nữ can đảm”: Ở đâu, phụ nữ cũng giống nhau!Tối qua, tại Trung tâm Văn hóa Pháp (24, Tràng Tiền, Hà Nội) đã diễn ra buổi tọa đàm về cuốn sách “Ba phụ nữ can đảm” của tác giả Marie NDiaye, vừa giành giải Goncourt 2009, nhân dịp bản dịch tiếng Việt của cuốn sách sắp ra mắt. Sách do Nhã Nam và NXB Hội Nhà Văn ấn hành.Đặt trong bối cảnh hai nước Pháp và Sénégal, cuốn tiểu thuyết được chia làm ba phần riêng biệt, mỗi phần gắn với cuộc đời chìm nổi của một người phụ nữ gốc Phi trẻ tuổi, do hoàn cảnh đẩy đưa phải lưu lạc đến Pháp.Đó là câu chuyện về Norah, nữ luật sư 38 tuổi, bị điều khiển bởi một ông bố gia trưởng, độc đoán và mất nhân tính. Cô từ Pháp đến Sénégal để giải cứu người em trai đang phải ngồi tù về tội giết người; là câu chuyện về cô giáo Fanta, với một cuộc sống hôn nhân đầy bi kịch được tái hiện lại dưới góc nhìn của người chồng Rudy Descas; và cũng là câu chuyện kể của Khady, người phụ nữ phải đối mặt với bi kịch "hậu hôn nhân", gánh chịu bao nhiêu khổ đau, cơ cực của kiếp người nhưng vẫn giữ vững niềm tin vào cuộc sống.Tái hiện lại ba cuộc đời, ba số phận của những người phụ nữ tưởng chừng như không liên quan gì đến nhau, tác giả Marie NDiaye đã đề cập đến một vấn đề không mới, nhưng luôn gây nhức nhối trong xã hội - vấn đề người nhập cư bất hợp pháp và nạn phân biệt chủng tộc.Có mặt trong buổi tọa đàm, dịch giả Hồ Thanh Vân chia sẻ: "Đây là một cuốn tiểu thuyết có cấu trúc khá "lạ" so với lối đọc thông thường của người Việt. Nhưng độc giả đọc sách hãy cảm nhận như mình đang nghe một bản nhạc gồm ba chương, mỗi chương có một phần đối âm, cho chúng ta một góc nhìn hoàn toàn mới".Dịch giả cũng cho biết, cũng chính vì kết cấu "lạ" và một lối viết hoàn toàn không dễ đọc ấy của Marie NDiaye mà trong quá trình dịch sách, chị đã gặp rất nhiều khó khăn để chuyển tải ý tưởng của tác giả. Marie NDiaye sử dụng phong cách viết ít hội thoại mà tập trung đi sâu vào phân tích tâm lý nhân vật, lột tả một cách trần trụi và chân thật nhất về số phân nhân vật. Bà thường sử dụng những câu văn dài, rất tinh tế, dùng nhiều tính từ. Sự mạnh mẽ, can đảm của ba người phụ nữ trong câu chuyện không phải là những biểu hiện bề ngoài mà chính là sức mạnh nội tâm của những con người luôn vươn lên, để sống và hướng thiện.Theo PGS. TS Nguyễn Thị Minh Thái, câu chuyện về ba người phụ nữ gốc Phi cũng chuyển tải một tấn bi kịch chưa bao giờ dứt trong cuộc sống hiện đại, không chỉ ở Châu Phi, mà còn ở tất cả các châu lục trên thế giới. "Cách lạ hóa vê cấu trúc tác phẩm, theo tôi, phải chăng lại là một sự cố tình. Bởi có lẽ Marie NDiaye muốn độc giả phải đọc kỹ, phải đọc chậm, trước tiên để hiểu, và sau là để cảm nhận cuốn sách, trong bối cảnh xã hội ai ai cũng sống nhanh như bây giờ" - bà Thái cho biết. Còn theo chuyên gia tâm lý Nguyễn Tường Lan, "Ba người phụ nữ hoàn toàn khác nhau, nhưng có một điểm chung, là đều không có những người đàn ông ở bên để che chở. Một người lớn lên thiếu bố, một người bị chồng hành hạ, còn một người thì góa bụa. Ở Châu Phi hay là ở Việt Nam, chúng ta đều có thể gặp những phụ nữ như thế. Tôi mong cuốn sách sẽ đến được với nhiều độc giả hơn, đặc biệt là những độc giả nam, với lời nhắn nhủ những người đàn ông hãy biết quan tâm và chia sẻ hơn với những người phụ nữ. Đồng thời, cuốn sách cũng đặt ra một vấn đề, đó là văn hóa ứng xử trong gia đình. Tôi nghĩ đây là một vấn đề rất quan trọng và bức thiết, thậm chí xứng đáng được đưa vào chương trình giáo dục của chúng ta hiện nay" - bà Lan chia sẻ.Marie NDiaye sinh năm 1967 tại Loiret, Pháp, là tác giả vô cùng thành công cả về phê bình, độc giả lẫn giải thưởng. Năm 2001, bà đoạt giải thưởng Fémina cho cuốn tiểu thuyết "Rosie Carpe". Năm 2009, với "Ba phụ nữ can đảm", bà trở thành tác giả đầu tiên trong lịch sử đã được giải Fémina lại được giải Goncourt. Bà cũng là nhà văn nữ da màu đầu tiên giành giải thưởng danh giá này. Năm 2010, các thống kê cho thấy bà là nhà văn Pháp ngữ được đọc nhiều nhất trong năm 2009. Marie NDiaye còn rất thành công trong kịch nghệ, bà có tác phẩm được diễn ở nhà hát Comédie-Française, trở thành nhà văn nữ duy nhất còn sống có được vinh dự này.Thu ThủyXem thêmThu gọnToạ đàm sách Ba phụ nữ can đảmPNO - Đây là tác phẩm xuất sắc của nữ nhà văn Pháp Marie Ndiaye. Ba phụ nữ can đảm mang về cho Marie NDiaye giải Goncourt năm 2009, bà trở thành người phụ nữ da màu đầu tiên được trao giải thưởng danh giá này.Công ty Văn hóa & Truyền thông Nhã Nam phối hợp cùng với Trung tâm Văn hóa Pháp tổ chức toạ đàm về cuốn sách Ba phụ nữ can đảm và Văn hoá ứng xử hậu hôn nhân với sự tham gia của các diễn giả: PGS TS Nguyễn Thị Minh Thái, Chuyên gia tâm lý Nguyễn Tường Lan, dịch giả Hồ Thanh Vân. Buổi toạ đàm sẽ diễn ra lúc 17 giờ 30 ngày 14/11 tại Trung tâm Văn hóa Pháp (24 Tràng Tiền, Hà Nội).Cuốn tiểu thuyết là ba câu chuyện tách biệt như ba bức tranh khác nhau về ba người phụ nữ, nhưng cũng có những chi tiết liên quan với nhau. Thông qua đó, Ba phụ nữ can đảm đề cập đến những thử thách khủng khiếp mà người châu Phi nhập cư bất hợp pháp vào châu Âu phải đối mặt, cũng như nạn phân biệt chủng tộc mà nhiều người da màu ở Pháp vẫn đang phải đối diện. Bên cạnh đó họ còn phải đối diện với những vấn đề về hôn nhân gia đình.Tác giả Marie NDiaye sử dụng phong cách viết ít hội thoại mà tập trung đi sâu vào phân tích tâm lý nhân vật, lột tả một cách chân thật số phận nhân vật. Các nhân vật nữ dường như không được tự do cất lên tiếng nói của chính mình, họ chỉ có thể dùng hành động. Ba người phụ nữ tuy khác biệt về tính cách nhưng có một điểm tương đồng: họ không đầu hàng mà biết đứng lên chiến đấu với số phận theo cách riêng của chính mình.Xuân NguyênXem thêmThu gọnSách mới: “Ba phụ nữ can đảm”VH- Marie NDiaye là tác giả của hơn mười cuốn sách bao gồm tiểu thuyết, truyện ngắn, kịch và từng đoạt giải Femina năm 2001Cuốn tiểu thuyết Ba phụ nữ can đảm gồm ba câu chuyện xúc động của ba người phụ nữ Norah, Fanta và Khady đã vượt qua những khó khăn của cuộc sống để vươn lên.Nhân ra mắt bản dịch tiếng Việt của tiểu thuyết, ngày 14.11, Trung tâm Văn hóa Pháp đã tổ chức cuộc Tọa đàm Văn hóa ứng xử "hậu hôn nhân" với sự tham gia của dịch giả "Ba phụ nữ can đảm" Hồ Thanh Vân, PGS,TS Nguyễn Thị Minh Thái, Chuyên gia tâm lý Nguyễn Tường Lan.Các chuyên gia đã liên hệ phân tích về tác phẩm này và với những tác phẩm văn học nghệ thuật về người phụ nữ ở VN, cũng như bàn về văn hóa ứng xử trong gia đình thời hiện đại.Phương TrangXem thêmThu gọnBa phụ nữ can đảmPNO - Nhà văn nữ đương đại Marie NDiaye sinh năm 1967 tại Loiret (Pháp).Năm 18 tuổi, bà được biên tập viên Jérôme Lindon của NXB Minuit phát hiện và in tác phẩm đầu tay của bà. Đến nay bà đã đoạt nhiều giải thưởng văn học, bà cũng là nhà văn nữ da màu đầu tiên được trao giải thưởng Goncourt danh giá. Ba phụ nữ can đảm là một tác phẩm nổi tiếng của bà, vừa được Hồ Thanh Vân dịch từ bản tiếng Anh Three Brave Women, NXB Hội Nhà Văn ấn hành.Đó là câu chuyện về ba người phụ nữ: Norah - nữ luật sư 38 tuổi, cô từ Pháp đến Sénégal để giải cứu người em trai đang phải ngồi tù về tội giết người; cô giáo Fanta với một cuộc sống hôn nhân đầy bi kịch được tái hiện lại dưới góc nhìn của người chồng Rudy Descas; và cuối cùng là câu chuyện kể của Khady - người phụ nữ phải đối mặt với bi kịch "hậu hôn nhân", dù khổ đau nhưng vẫn vững tin vào cuộc sống.Những vấn đề này không mới, nhưng điều khiến bạn đọc quan tâm vì đằng sau các sự việc đó là vấn đề người nhập cư bất hợp pháp và nạn phân biệt chủng tộc.Tác giả đi sâu phân tích tâm lý nhân vật dưới nhiều góc độ khác nhau, qua đó bà lột tả một cách trần trụi và chân thật về số phận nhân vật. Theo PGS. TS Nguyễn Thị Minh Thái: "Cách lạ hóa về cấu trúc tác phẩm, theo tôi, phải chăng lại là một sự cố tình. Bởi có lẽ Marie NDiaye muốn độc giả phải đọc kỹ, phải đọc chậm, trước tiên để hiểu, và sau là để cảm nhận cuốn sách, trong bối cảnh xã hội ai ai cũng sống nhanh như bây giờ".Trúc Yến.Xem thêmThu gọn Cổng thông tin - Thư viện Sách hướng dẫn hy vọng bạn thích nội dung được biên tập viên của chúng tôi thu thập trên Ba Phụ Nữ Can Đảm và bạn nhìn lại chúng tôi, cũng như tư vấn cho bạn bè của bạn. Và theo truyền thống - chỉ có những cuốn sách hay cho bạn, những độc giả thân mến của chúng ta.
Ba Phụ Nữ Can Đảm chi tiết
- Nhà xuất bản: Nxb Hội Nhà Văn
- Ngày xuất bản:
- Che: Bìa mềm
- Ngôn ngữ:
- ISBN-10: 8936024917760
- ISBN-13:
- Kích thước: 13 x 20.5 cm
- Cân nặng: 440.00 gam
- Trang: 386
- Loạt:
- Cấp:
- Tuổi tác:
Ba Phụ Nữ Can Đảm từ các nguồn khác:
Tên sách |
Kích thước |
Liên kết |
---|---|---|
Ba Phụ Nữ Can Đảm tải về từ EasyFiles |
3.6 mb. | tải về |
Ba Phụ Nữ Can Đảm tải xuống miễn phí từ OpenShare |
5.8 mb. | tải về |
Ba Phụ Nữ Can Đảm tải xuống miễn phí từ WeUpload |
5.5 mb. | tải về |
Ba Phụ Nữ Can Đảm tải xuống miễn phí từ LiquidFile |
5.4 mb. | tải về |
Ba Phụ Nữ Can Đảm từ các nguồn khác
Tên sách |
Kích thước |
Liên kết |
---|---|---|
Ba Phụ Nữ Can Đảm tải về trong djvu |
4.5 mb. | tải về DjVu |
Ba Phụ Nữ Can Đảm tải xuống miễn phí trong pdf |
4.8 mb. | tải về Pdf |
Ba Phụ Nữ Can Đảm tải xuống miễn phí trong odf |
3.9 mb. | tải về Odf |
Ba Phụ Nữ Can Đảm tải xuống miễn phí trong epub |
3.8 mb. | tải về EPub |
Sách tương tự với Ba Phụ Nữ Can Đảm
Sách mới nhất
-
Tải về
Bộ Sách Chân Dung Những Người Thay Đổi Thế Giới - Dr. Seuss Là Ai? (Tái Bản 2019)
Bộ Sách Chân Dung Những Người Thay Đổi Thế Giới - Dr. Seuss Là Ai? (Tái Bản 2019)Tải về Ba Phụ Nữ Can Đảm ebook ở định dạng bổ sung: