Đội Gạo Lên Chùa Bởi Nguyễn Xuân Khánh

Được viết bởi:

Đội Gạo Lên Chùa tải về miễn phí cuốn sách

Trên trang này chúng tôi đã thu thập cho bạn tất cả các thông tin về Đội Gạo Lên Chùa sách, nhặt những cuốn sách, bài đánh giá, đánh giá và liên kết tương tự để tải về miễn phí, những độc giả đọc sách dễ chịu. Thông tin tác giảNguyễn Xuân KhánhNguyễn Xuân KhánhVào trang riêng của tác giảXem tất cả các sách của tác giảĐội gạo lên chùa là một cuộc phiêu lưu kỳ lạ. Hai chị em chú bé An, sau một trận càn dữ dội của giặc Pháp, cha mẹ đều chết, đã phải rời bỏ quê hương trốn chạy. Họ trôi dạt đến một ngôi chùa, được sư cụ dang tay cứu vớt. Số phận An được gắn với chùa Sọ và làng Cọ, quê hương mới của chú.Làng Sọ, một làng quê nhỏ bé êm đềm trong nửa thế kỷ, đã trải qua hai cuộc chiến tranh, và những biến động lớn lao. Số phận của ngôi chùa làng và những con người gắn bó với nó sẽ ra sao?Mời bạn đón đọc.Báo chí giới thiệuĐội gạo lên chùaSGTT.VN - Tiểu thuyết gia Nguyễn Xuân Khánh 79 tuổi từng nổi tiếng với Hồ Quý Ly, Mẫu thượng ngàn… mới trình làng một quyển sách có tên Đội gạo lên chùa. Đó là một ngôi chùa ở làng Sọ, vùng nông thôn đồng bằng Bắc bộ. Trải qua hai cuộc chiến, những nhân vật đi cùng lịch sử của làng Sọ là những con người theo đạo Phật, chỉ quen với ao quê, ruộng vườn, chân lấm tay bùn. Họ sống thuần phác, nếu không có trận càn. Phía sau trận càn là những số phận phiêu diêu, những số phận của vị sư Vô Uý, của trò An, mà khi cuối sách nhân vật mới nhận ra “nhưng bây giờ tôi mới hiểu sống như vậy thật khó, và hiểu sống như vậy mới gần được đạo”.Nhà văn Nguyễn Xuân Khánh thời trẻ từng đi bộ đội, ông đi qua rất nhiều làng quê, nhưng ở làng Sọ, ông mô tả mùa rơm vàng, một mùa hoa dẻ luôn vướng vào trong tâm khảm người đọc như đó là quê hương bản quán của ta. Đọc văn của ông đâm mê đường quê vào mùa gặt, ông như một hoạ sĩ chuyên vẽ tranh thiên nhiên, có cả âm nhạc của gió và nắng hanh. Có những trang sách vừa khơi gợi vừa để người đọc nghĩ ngợi thêm về phận người đau khổ trên thế gian dù hướng tới bạn đọc và cuộc sống trong tương lai sáng sủa hơn, hy vọng hơn. Người đọc sống với nhân vật Đội gạo lên chùa, với những người phụ nữ mà Nguyễn Xuân Khánh miêu tả thật kỹ, thật trân trọng và yêu quý như nhân vật Nguyệt, em Rêu, vãi Thầm, cái Huệ. Dù là nhân vật chính hay nhân vật phụ thì người phụ nữ trong Đội gạo lên chùa thật sự là người phụ nữ điển hình của chịu thương chịu khó, sống vì gia đình, quê hương. Trong đó còn có cả những số phận trôi dạt được sư cụ trong chùa cứu độ và giác ngộ làm người.HOÀNG VIỆT HẰNGXem thêmThu gọnKhông chỉ là chuyện "yếm thắm bỏ bùa"…PN - Mấy năm trước, cùng dự trại sáng tác tiểu thuyết tại Quảng Bá, đã biết anh Nguyễn Xuân Khánh (NXK) đang bắt tay viết cuốn tiểu thuyết mới Đội gạo lên chùa (ĐGLC).Nhìn lão nhà văn gần 80 tuổi (ông sinh năm 1933), thân hình còm nhom, miệng đã bắt đầu móm, chúng tôi đều hồi hộp và tò mò muốn biết sau hai tiểu thuyết dày cộp, nổi đình đám (Hồ Quý Ly đã tái bản lần thứ 10 và Mẫu Thượng ngàn, tái bản lần thứ 6) NXK sẽ tung "chưởng" hoặc "phù phép" gì mới để lôi cuốn bạn đọc nữa đây... NXK rất kín tiếng, nhưng nhìn cặp mắt đa tình, đôi môi chúm chím rất có... duyên của anh, rồi liếc cái nhan đề trên tập bản thảo, đã tin là ít ra sẽ có một tiểu thuyết rất... vui. Thì cứ suy từ câu ca dao mà NXK "tỉa" lấy bốn chữ làm tên sách đã đoán thấy: "Ba cô đội gạo lên chùa / Một cô yếm thắm bỏ bùa cho sư...".Quả là tác giả đã kể nhiều chuyện về các nhà sư, nhiều cô gái đẹp khoe "yếm thắm" với không biết bao nhiêu mối tình đẹp như cổ tích và cả "hận tình", "loạn tình"... nhưng ĐGLC không phải là một tiểu thuyết hấp dẫn độc giả bằng cái chất tếu nhộn, giễu nhại của câu ca dao kia. Và chuyện nhà sư bị "bỏ bùa" duy nhất cũng không phải là mạch chính của tác phẩm, mặc dù cuộc đời sư Vô Trần sau khi bị cô Nấm dẫn tới những cây rơm giữa vườn cò cũng rất là "tiểu thuyết" và tác giả đã dành những dòng văn thật đẹp cho cảnh ái ân giữa họ.ĐGLC là một cuốn sách có sức nặng, rất nặng - cả về nghĩa đen và nghĩa bóng. Vì tiểu thuyết dày tới 860 trang - hơn cả Hồ Quý Ly và Mẫu Thượng ngàn - và qua số phận hàng chục nhân vật ở một làng quê quanh chùa Sọ, tác giả miêu tả những biến động của xã hội Việt Nam suốt từ thời chống Pháp cho đến sau ngày đất nước thống nhất, đụng chạm đến rất nhiều vấn đề văn hóa-xã hội, triết lý nhân sinh.Câu chuyện bắt đầu sau khi bố mẹ bị giặc Pháp giết chết trong một trận càn, chị em chú bé An đã tìm lên nương nhờ cửa Phật ở chùa Sọ. Tưởng đây là chốn bình yên, nhưng rồi giặc Pháp xây đồn, lập làng tề, chùa Sọ lại có hầm bí mật, còn sư thúc Vô Trần hoàn tục đã thành cán bộ Việt Minh, rồi cô Nguyệt - chị của An, có người yêu là thầy Hải làm nội ứng cho Việt Minh với vai trò thông dịch viên - phải trốn khỏi chùa cùng với sư bác Khoan Độ khi giặc ập đến bắt sư cụ Vô Úy và An... Vì giặc, chùa hoang phế, làng xóm họ tộc chia rẽ, kẻ theo giặc, sư cụ bị đánh gãy chân, thầy Hải bị lộ và bị hành hình vô cùng dã man...; nhưng khi dân chúng vừa mới vui hưởng hòa bình sau Hiệp định Genève thì làng Sọ lại phải chứng kiến những cái chết thảm thương, những cảnh oan trái trong "cải cách ruộng đất"...NXK vẫn viết theo lối cổ điển, mạch chuyện chủ yếu theo trình tự thời gian: sau cải cách là sửa sai, rồi hợp tác hóa, tòng quân vào Nam, rồi thống nhất đất nước... Làng xóm, họ tộc, gia đình tan rồi hợp với không ít tình tiết có thể gọi là ly kỳ... Những năm vừa qua, không ít tiểu thuyết đã viết về đề tài tương tự, nhưng khác với các nhà văn khác, NXK đặt ngôi chùa và những nhà sư trong bối cảnh đó, lấy Phật giáo làm điểm nhìn để soi rọi, suy ngẫm về các sự kiện đó, các nhân vật không chỉ đối đầu theo kiểu "địch-ta" mà mỗi người còn có cuộc đấu tranh gay go với lẽ sống, đạo lý của mình, nhờ đó, ĐGLC có ý nghĩa sâu rộng hơn, chạm đến những vấn đề muôn thuở của kiếp người.Trong ĐGLC, tác giả còn dành nhiều tâm huyết để miêu tả vẻ đẹp của người phụ nữ (đẹp cả khi phải chết - như trường hợp cô Rêu đã chọn "giếng thơm" bên ngôi chùa để tự tử) và vẻ đẹp của trí tuệ, của con người có văn hóa, cho dù họ là kẻ ở bên kia chiến tuyến. Sự huyền ảo của tâm linh, những giấc mơ, hồn ma náu mình nơi đàn đom đóm... tái diễn nhiều lần trong ĐGLC... Những điều này đã giúp cho những trang văn và nhân vật trong ĐGLC mềm mại, sinh động và hấp dẫn hơn.Rất khó để so sánh ĐGLC với hai tiểu thuyết Hồ Quý Ly và Mẫu Thượng ngàn đã được khẳng định giá trị của NXK. Có điều dễ thấy là ĐGLC, do đề tài và hiện thực miêu tả gần gũi hơn với bạn đọc hôm nay, nên nhà văn khó đưa trí tưởng tượng bay bổng như hai tác phẩm trước, nhưng mặt khác, ĐGLC lại gợi nhiều vấn đề để suy ngẫm hơn và có nhiều trang độc giả sẽ muốn mở ra đọc lạiNguyễn Khắc PhêXem thêmThu gọn"Đội gạo lên chùa” - Tiểu thuyết mới của Nguyễn Xuân Khánh(HNM) - Ngày 20-6, NXB Phụ Nữ và Hội Nhà văn Hà Nội tổ chức tọa đàm giới thiệu tiểu thuyết mới - "Đội gạo lên chùa" của lão nhà văn Nguyễn Xuân Khánh. Nhiều nhà văn, nhà phê bình văn học đã tới dự và chia sẻ nhận định về cuốn tiểu thuyết dày hơn 800 trang này."Đội gạo lên chùa" tiếp tục mạch đề tài vă hóa - lịch sử mà nhà văn theo đuổi, nhưng đi sâu vào câu chuyện sự ảnh hưởng của văn hóa Phật gáo trong đời sống cư dân Bắc Bộ qua nhiều biến thiên của lịch sử Việt Nam. Tiểu thuyết này cũng gợi mở nhiều thông điệp về Phật giáo nhằm giúp con người trong xã hội hiện đại phát triển một cách hài hòa bền vững. Như vậy, với "Đội gạo lên chùa", Nguyễn Xuân Khánh đã có một bộ 3 tiểu thuyết lớn đi sâu kiến giải về văn hóa dân tộc gồm "Hồ Quý Ly" (năm 2000), "Mẫu Thượng Ngàn" (2005), "Đội gạo lên chùa" (2011).Hải GiangXem thêmThu gọnNhà văn Nguyễn Xuân Khánh: “Không biết có còn hấp dẫn bạn đọc…”HNM - Nhà văn Nguyễn Xuân Khánh nói thế trong buổi tọa đàm về "Đội gạo lên chùa", tiểu thuyết mới ra mắt của ông, do NXB Phụ nữ và Hội Nhà văn Hà Nội tổ chức.Nhìn vào hai cuốn trước của ông, thấy không biết lo lắng ấy có "chính đáng": "Hồ Quý Ly", (ra năm 2000, tái bản lần thứ 10), "Mẫu Thượng ngàn" (ra năm 2005, tái bản lần thứ 6). Đấy đều là "trường thiên", số lượng tới con số vạn chưa kể bị in lậu, viết tay hoàn toàn và do NXB Phụ nữ làm cả. Ở tuổi xấp xỉ bát thập, "lội" vào những lịch sử, văn hóa, phong tục, triết học... để "chế" thành tiểu thuyết, sức lao động như thế thật đáng kinh ngạc, cảm phục.Cuộc tọa đàm nói trên, trong cái nóng tháng 6, đã níu giữ những người tham gia đến cuối cùng. Xin lược ghi những ý kiến chủ yếu của các nhà văn, nghiên cứu phê bình, cán bộ giảng dạy về "Đội gạo lên chùa"."Đội gạo lên chùa" kể về một ngôi làng từ kháng chiến chống Pháp đến chống Mỹ, nhân vật đều liên quan đến chùa làng, dù là vãi, tiểu, du kích, bộ đội, chức việc hay lính Pháp. Giặc khủng bố, ta ẩn nấp, giành lại đất đai rồi đem cải cách, đến lúc bom Mỹ dội xuống, bao nhiêu sự kiện, tâm thế đều diễn biến dưới bóng Phật. Nguyễn Xuân Khánh tự bạch: "Khoảng năm 1958-1959, tôi viết cuốn "Làng nghèo" không được in, gửi bản thảo chỗ nhà văn Lê Bầu. Lúc khoan hòa, được đi làm trở lại rồi, lấy lại bản thảo, tôi hỏi "In lại còn được?", Lê Bầu bảo "Viết kiểu khác đi. Xưa lắm rồi!". Năm 1977 tôi nằm viện E, cạnh ông sư có chú tiểu nâng giấc, nghe chuyện chú ở bộ đội gặp địch bắn lên giời, bị phê bình và chuyển sang anh nuôi. Những nhân vật khác cứ thế hình thành từ người xung quanh... Tôi nghiên cứu Phật giáo từ năm 1960, thấy đó là một thành tố quan trọng trong đời sống Việt, cần "đưa vào" tiểu thuyết, nhưng lại mênh mông quá. Lại có những sự kiện động chạm không thể bỏ qua, viết thế nào... Bản thảo chỉ có cốt rồi tưởng tượng tiếp nên cũng có chỗ lặp, lẫn, quên". - Châu Diên: Bộ ba tiểu thuyết từ thế kỷ XXI là sự cố kết về tinh thần để "gọi bầy đàn Việt"; Hồ Quý Ly chuyển từ kịch sang kêu gọi cách tân, Mẫu Thượng ngàn (MTN) về Đạo Mẫu, Đội gạo lên chùa về Phật giáo. Thi pháp cuốn sau cùng đổi nhiều ngôi kể, lúc là "tôi", lúc là giấc mộng.- Đoàn Ánh Dương: Sự "lai ghép" trong nhiều nhân vật như là cách kiến giải dân tộc. Nhiều vấn đề thú vị được nêu nhưng chưa triển khai đến nơi.- Hoàng Quốc Hải: cuốn này tỏ kỳ vọng một lối sống Phật giáo, cùng với MTN thì đều là văn hóa phong tục. Có hai hướng khai ngộ cho người đọc, người Tây mở tâm ác cho Bernart, sư Vô Úy mở từ bi hỉ xả cho An, Độ... Nhưng tùy duyên mà tiếp nhận thế nào, nó cho thấy cái mênh mông của Phật giáo. Sách chạm đến một hiện thực tôn giáo, là đối cảnh không vô tâm được, làm phải nghĩ đến các ngôi chùa hiện nay quy mô cứ lên mãi.- Nguyễn Thị Minh Thái: Đạo Phật được Việt Nam hóa ở cái lõi "tùy duyên", hoàn toàn nhập thế khi "vào" trong con người trồng lúa khỏe mạnh, sư mô vẫn cứ hệ lụy. Sách dày quá, thu hẹp bạn đọc.- Văn Chinh: Văn đẹp, đầy ăm ắp, chan chứa, phải có tâm thế tự tại mới viết thế được. Đục đẽo nhiều hình tượng lớn mà không gồ ghề, như Thalan, Thầm. Bernart vừa ác, lại mưu vặt kiểu tiểu nông. Ông đánh giá cải cách ruộng đất vừa đúng, thấy cái di hại của nó, lại vẫn bác ái.- Phong Lê: Vốn sống cũng như tri thức dày dặn lắm, mà những gì thành ra con chữ đều đã được trải nghiệm cả, cho nên nó tự nhiên an nhiên, không bị nống lên. Viết thế này khó lắm.Hoàng Định ghiXem thêmThu gọn Cổng thông tin - Thư viện Sách hướng dẫn hy vọng bạn thích nội dung được biên tập viên của chúng tôi thu thập trên Đội Gạo Lên Chùa và bạn nhìn lại chúng tôi, cũng như tư vấn cho bạn bè của bạn. Và theo truyền thống - chỉ có những cuốn sách hay cho bạn, những độc giả thân mến của chúng ta.



Đội Gạo Lên Chùa chi tiết

  • Tác giả:
  • Nhà xuất bản: NXB Phụ Nữ
  • Ngày xuất bản:
  • Che: Bìa mềm
  • Ngôn ngữ:
  • ISBN-10: 8935069913218
  • ISBN-13:
  • Kích thước: 14 x 20.5 cm
  • Cân nặng: 616.00 gam
  • Trang: 868
  • Loạt:
  • Cấp:
  • Tuổi tác:

Đội Gạo Lên Chùa từ các nguồn khác:

Tên sách

Kích thước

Liên kết

Đội Gạo Lên Chùa tải về từ EasyFiles

3.2 mb. tải về

Đội Gạo Lên Chùa tải xuống miễn phí từ OpenShare

4.5 mb. tải về

Đội Gạo Lên Chùa tải xuống miễn phí từ WeUpload

3.4 mb. tải về

Đội Gạo Lên Chùa tải xuống miễn phí từ LiquidFile

3.3 mb. tải về

Đội Gạo Lên Chùa từ các nguồn khác

Tên sách

Kích thước

Liên kết

Đội Gạo Lên Chùa tải về trong djvu

5.6 mb. tải về DjVu

Đội Gạo Lên Chùa tải xuống miễn phí trong pdf

5.4 mb. tải về Pdf

Đội Gạo Lên Chùa tải xuống miễn phí trong odf

5.6 mb. tải về Odf

Đội Gạo Lên Chùa tải xuống miễn phí trong epub

5.7 mb. tải về EPub

Đội Gạo Lên Chùa Sách lại