Khởi Sinh Của Cô Độc Bởi Paul Auster

Được viết bởi:

Khởi Sinh Của Cô Độc tải về miễn phí cuốn sách

Trên trang này chúng tôi đã thu thập cho bạn tất cả các thông tin về Khởi Sinh Của Cô Độc sách, nhặt những cuốn sách, bài đánh giá, đánh giá và liên kết tương tự để tải về miễn phí, những độc giả đọc sách dễ chịu. Thông tin tác giảPaul AusterPaul AusterVào trang riêng của tác giảXem tất cả các sách của tác giả"Khởi sinh của cô độc" là tác phẩm gây được tiếng vang lớn của Paul Auster bao gồm hai phần riêng biệt là viết về cha trong "Chân dung một người vô hình" và về những trải nghiệm của bản thân trong "Sách của kí ức".Tác phẩm là sự tái hiện quá khứ theo một cách không giống ai, theo một chiều không gian không ai của tác giả. Chịu ảnh hưởng sâu sắc từ phân tâm học và thuyết tiên nghiệm, tác phẩm là sự pha trộn giữa những trải nghiệm của bản thân, gia đình và chủ nghĩa vô thường, để từ đó tìm kiếm nhân dạng và ý nghĩa của đời người. "Những bức chân dung sắc sảo, tinh tế về cuộc sống và các mối quan hệ." (- The New York Times Book Review) Mời bạn đón đọc.Báo chí giới thiệuKhởi đầu của khởi đầuSGTT.VN - "Theo tôi nhà văn thế nào cũng phải có một lần quyết định, mình sẽ trở thành nhà văn" - Paul Auster nói trong bài trả lời phỏng vấn nhà báo Hungary Lévai Balázs (Thế giới là một cuốn sách mở - Giáp Văn Chung dịch, Nhã Nam & NXB Văn Học, 2009).Từ chỗ là một người mê đọc sách, 16 tuổi Paul Auster đã quyết định trở thành người sáng tạo ra những cuốn sách. Thế nhưng ông chỉ có thể chính thức tập trung viết văn được sau cái chết của cha. Mất mát đó, thật tréo ngoe, có ý nghĩa quyết định với sự nghiệp văn chương của Paul Auster: một mặt nó là chất liệu trực tiếp cho tác phẩm văn xuôi đầu tay của ông, The invention of solitude (Khởi sinh của cô độc); mặt khác, chỉ sau cái chết của cha, nhờ vào món tiền thừa kế mà Auster mới có thể toàn tâm toàn ý viết văn. Quãng đời trước đó, ông phải làm đủ nghề vặt kiếm sống, từ thuỷ thủ, trực điện thoại cho đến dịch, viết điểm sách, được ông thuật lại trong một tác phẩm khác: Hand to Mouth (tạm dịch Tay làm hàm nhai).Khởi sinh của cô độc (Phương Huyên dịch, nhà xuất bản Trẻ, 2013) là một tác phẩm hồi ký - tự truyện được chia thành hai phần. Phần một, Chân dung một người vô hình, Paul Auster thuật lại ký ức về người cha vừa qua đời; phần hai: Sách của ký ức, gồm những mảnh rời trên nhiều chủ đề. Hai phần gần như rất tách biệt này nối với nhau bằng đường dây của tình phụ tử: Paul Auster với tư cách người con trong phần thứ nhất và Paul Auster (được gọi là A.) với tư cách người cha trong phần thứ hai.Có một sự khác biệt trong hai mối quan hệ cha - con này. Khi là cha, Paul Auster nhận thấy "cuộc đời của cậu bé có ý nghĩa lớn lao hơn cuộc đời của chính anh; nếu anh cần phải chết để cứu con mình, anh sẽ sẵn lòng chết. Và vì thế trong khoảnh khắc sợ hãi đó anh đã trở thành, một lần và mãi mãi, cha của con anh" (tr.171). Trong khi đó, quan hệ của Paul Auster với cha mình không hoàn toàn là một mối quan hệ suôn sẻ. Ký ức của ông về cha là sự vắng mặt, sự thờ ơ. Cha ông dường như chẳng bao giờ để ý tới con trai mình. "Tôi thành công hay thất bại cũng chẳng có chút mảy may ảnh hưởng nào tới cha" (tr.39).Sự cô độc của người cha như xây nên một thành trì vô hình quanh ông, mà Paul Auster - người con, nhất là trong thời niên thiếu, không thể nào phá vỡ được, cho dù người con "không bao giờ ngừng khao khát tình yêu từ cha mình" (tr.31).Nhiều năm về sau, Paul Auster - nhà văn, trong sự cô độc khi đối diện với trang viết, đã thử lý giải về chính cái thành trì cô độc của cha mình ngày xưa. Khi soạn ra những món đồ của người đã khuất, Paul Auster gặp một tấm ảnh (được in tại trang 52). Thoạt nhìn, dễ tưởng rằng đó là ảnh của một nhóm người. Thật ra, đó là ảnh của cha Auster, chụp từ năm góc ghép lại với nhau. Do cách ghép, mắt của năm phân thân không tương tác với nhau, mà mỗi phân thân đều như nhìn vào một khoảng trống rỗng. Auster nhận thấy đó là "tấm ảnh của cái chết, chân dung của người vô hình" (tr.53).Nếu như phần Chân dung một người vô hình tuy không được viết theo trình tự thời gian nhưng hãy còn được thuật theo dòng hồi ức, thì phần thứ hai, Sách của ký ức, chỉ bao gồm toàn các mảnh rời. Trong phần này, phóng túng nhưng đầy kiểm soát, Paul Auster chiêm nghiệm về sức mạnh của ký ức, sự cô độc, tính chất ngẫu nhiên của cuộc đời, và nhất là về bản thân sự đọc và sự viết. Chen lẫn là vô số dẫn chiếu đến các tác phẩm khác, từ Nghìn lẻ một đêm tới Kinh Thánh, từ thần thoại Hy Lạp đến chuyện chú bé người gỗ Pinocchio... và những trải nghiệm về quan hệ cha - con giữa tác giả với cậu con trai nhỏ của mình. Hình ảnh "căn phòng", như một ám chỉ về sự cô độc, lặp đi lặp lại: căn phòng của A., căn phòng của S., căn phòng của Hölderlin, căn phòng của Van Gogh. "Căn phòng không phải là sự tái hiện của nỗi cô độc, mà nó là cốt lõi của chính nỗi cô độc ấy" (tr.225).Khởi sinh của cô độc in lần đầu tại Mỹ năm 1982. Từ đó đến nay, trong quãng thời gian hơn 30 năm, Paul Auster đã cho ra đời 16 tiểu thuyết. Những chủ đề thường gặp trong tiểu thuyết của ông là sự ngẫu nhiên, tính bất định, vô thường của cuộc sống, sự truy tìm căn cước... thật ngạc nhiên đều đã xuất hiện trong tác phẩm văn xuôi đầu tay Khởi sinh của cô độc. Chính Paul Auster cũng thừa nhận trong bài trả lời phỏng vấn tạp chí Paris Review rằng Khởi sinh của cô độc là tác phẩm nền tảng trong văn nghiệp của ông. Với ý nghĩa đó, Khởi sinh của cô độc không chỉ là tác phẩm đầu tay, mà còn mở ra một thế giới: thế giới văn chương ký tên Paul Auster.(Báo sgtt.vn giới thiệu ngày 5/8/2013)Lâm Vũ ThaoXem thêm nhiều hơnThu gọnKhởi đầu ai chẳng cô độc(Thethaovanhoa.vn) - Tôi tìm đọc Khởi sinh của cô độc vì niềm say mê cá nhân với sự cô độc - thật vậy, và chẳng có gì độc đáo - để xem người ta có thoát khỏi nó được không, hoặc sống với nó đến khi cái chết mang họ đi, như trong sách.Đây không phải là cuốn sách hư cấu, mà là một hồi ký, chứa đựng diễn giải của Paul Auster thông qua câu chuyện dù không hư cấu nhưng vẫn lôi cuốn như tiểu thuyết nhờ tài viết của tác giả.Auster đã rất tinh tế khi chọn viết về sự cô độc mà không bắt đầu bằng cách viết về bản thân mình. Ông chọn một góc độ vị tha hơn - trước hết viết về sự cô độc người cha vừa qua đời trong mắt người con (chính là tác giả), trong phần đầu Chân dung một người vô hình. Trước khi chết, người cha đã sống một mình 15 năm.Và đến phần hai của cuốn sách là Sách của kí ức thì tác giả mới viết về suy nghĩ của người con, được Auster cụ thể hóa thành nhân vật có tên viết tắt là "A" và kể chuyện từ ngôi thứ ba.Đây là một lựa chọn lạ lùng bởi nói về cô độc, hầu như ai cũng nghĩ đến chính mình đầu tiên và nhiều người còn không thể thoát nổi khỏi ý nghĩ về chính mình. Điểm độc đáo của Auster là ông nhìn sang người khác trước khi soi chiếu về bản thân mình. Hành động giản dị này vô cùng ý nghĩa: ta chỉ có thể thôi đắm chìm trong sự cô độc khi bắt đầu quan tâm thực sự đến người khác và tìm cách đồng cảm với họ.Ở đây, người cha trong cuốn sách đã qua đời trước khi con trai ông kịp lần giở lại những kỷ vật để thử nghĩ và cảm nhận cuộc sống theo cách nghĩ của cha, kể cả thương hại khi tìm thấy những thứ vặt vãnh, những bí mật cỏn con mà chắc chắn sẽ làm người cha xấu hổ, nếu ông còn sống.Nhưng tôi không cho đó là sự đồng cảm muộn màng. Đúng như Auster viết, khi người ta chết, tức là tâm hồn đã bay đi, thứ vật chất còn sót lại chỉ được gọi là cái xác (của ai đó) mà thôi. Chúng ta không tìm niềm đồng cảm với cái xác đã bất động mà tìm niềm đồng cảm với tâm hồn kia vẫn đang sống đâu đó. Điều đó không bao giờ là muộn cả.Văn của Auster thì đẹp, không đẹp kiểu điệu đà hay "đèm đẹp". Mà đẹp. Không khó hiểu khi chính GS Ngô Bảo Châu (người giới thiệu cuốn sách vào tủ sách Cánh cửa mở rộng) đã thử dịch một chương đầu. Bởi Auster, thật kỳ lạ, lại viết thứ văn (nguyên văn tiếng Anh) khiến người đọc chỉ muốn tự mình dịch theo cảm nhận và tâm tưởng của mình, biến bản thân mình trở thành một phần của những câu chữ đó, cho dù đã có bản dịch.Tôi thích nhịp điệu của đoạn này: "Anh quyết định gọi mình là A. Anh đi qua đi lại giữa bàn và cửa sổ. Anh bật đài lên rồi lại tắt đi. Anh hút một điếu thuốc. Rồi anh viết. "Chuyện đã qua. Và sẽ không bao giờ lặp lại." (tự dịch).Auster không viết về cuộc sống và cái chết theo cái tứ tầm thường mà người ta lâu nay vẫn ca ngợi: viết về cái chết để thấy sự sống quý giá thêm. Qua trang sách của ông, người đọc hiểu rằng: cuộc sống và cái chết gắn chặt với nhau, ranh giới giữa chúng là vô hình. Và con người thuộc về cả hai thứ, họ đứng trên ranh giới vô hình đó, lúc ở bên này, lúc lại ở bên kia. Sự sống chấm dứt nhiều khi bất ngờ, nhưng người đã chết đều để lại hình bóng của mình trong người đang sống. Nếu nghĩ như vậy, cả sống và chết đều quý giá."Khởi đầu ai chẳng cô độc", tên của bài viết này thực ra còn lơ lửng, nên viết nốt như thế này: kết thúc cũng đều là cô độc. Thứ người ta có thể thay đổi, là ở khoảng giữa.The Invention of Solitude của Paul Auster, bản dịch tiếng Việt Khởi sinh của cô độc của Phương Huyên do NXB Trẻ ấn hành, dày 274 trang.(Báo thethaovanhoa.vn giới thiệu 11/8/2013)Mi LyThể thao & Văn hóaXem thêm nhiều hơnThu gọnViết cho chaTP - "Có những lúc tôi cảm thấy tôi đang viết về ba hay bốn người đàn ông, mỗi người một khác biệt, mỗi người lại đối lập với những người còn lại. Vụn vỡ" - cảm nghĩ của đứa con Paul Auster sau khi người cha qua đời.Tôi tin rằng điều tuyệt vời nhất ta có thể làm cho một người là hiểu đúng và đầy đủ hết sức có thể, về họ. Cha mẹ thường không phải là đối tượng tìm hiểu của con cái, hoặc con cái cho rằng họ đã sống chung quá lâu và hiểu đủ nhiều, hoặc con cái gán sẵn cho cha mẹ một hình tượng nào đó và yên tâm sống tiếp chỉ với chừng ấy hiểu biết.Có lẽ một người bình thường chẳng bao giờ nảy ra động lực tìm hiểu những khía cạnh thật riêng tư của cha mẹ mình, nếu không vì một biến cố lớn nào đó. Với Paul Auster trong tự truyện Khởi sinh của cô độc, biến cố là người cha Samuel Auster đột ngột qua đời sau mười mấy năm sống một mình.Samuel là người "ngay cả trước khi chết đã luôn luôn vắng mặt, từ lâu những người thân yêu nhất đã học cách chấp nhận sự vắng mặt này", một người cô độc thực sự. Kiểu người thường chết một mình và sau một thời gian dài, mọi người mới phát hiện ra. Tôi để tâm nhiều đến hoàn cảnh viết đặc biệt của cuốn sách này. Trước khi cha qua đời, đứa con trai và người cha chưa bao giờ gần gũi. Đứa con không vội vàng đau khổ vật vã trước mất mát ngay, người cha đối với anh là nhân vật vừa gần vừa xa. Đó là nỗi đau và niềm suy tưởng ngấm ngầm, lắng đọng.Một trường hợp khá kỳ lạ đối với tình phụ tử. Khi sống, người cha như ngôi nhà khép kín đối với con. Khi chết, người quá cố mới thành trang sách mở. Hình như, sự vận động này đi ngược lại lối nghĩ thông thường.Người con bắt đầu với các kỷ vật của cha, từ những thứ được lưu giữ đến những thứ vặt vãnh chỉ đáng vứt đi, để tìm cách đi vào tâm tưởng của ông. "Tôi bắt đầu quen với chúng, tôi bắt đầu nghĩ đến chúng như là đồ của chính mình. Tôi xem giờ bằng đồng hồ của cha, tôi mặc áo len của cha, tôi lái chiếc xe của cha"."Nhưng tất cả những điều ấy không có gì khác hơn một ảo tưởng về sự gần gũi. Tôi đã chiếm đoạt chúng. Cha tôi đã biến mất khỏi chúng, trở nên vô hình một lần nữa. Và sớm hay muộn thì chúng cũng hỏng, cũng vỡ thành mảnh, và bị vứt đi. Tôi không tin điều ấy sẽ có chút ý nghĩa gì".Đó là nội dung trích từ phần đầu của cuốn sách, Chân dung một người đàn ông vô hình. Đến phần sau, Sách của ký ức, Auster chuyển sang viết về bản thân và con trai mình. Đó là một sự tiếp nối. Những đứa con lớn lên và lại trở thành cha. Thông thường, người ta vẫn cảm động vì thực tế hiển nhiên nhỏ bé này. Auster cũng thế.Khởi sinh của cô độc là tác phẩm đầu tay của Paul Auster, nhà văn Mỹ 66 tuổi. Chính cái chết của người cha, như kể trong cuốn sách, đã khiến ông theo nghiệp viết văn.(Báo tienphong.vn giới thiệu 15/8/2013)HẠ MIXem thêm nhiều hơnThu gọn Cổng thông tin - Thư viện Sách hướng dẫn hy vọng bạn thích nội dung được biên tập viên của chúng tôi thu thập trên Khởi Sinh Của Cô Độc và bạn nhìn lại chúng tôi, cũng như tư vấn cho bạn bè của bạn. Và theo truyền thống - chỉ có những cuốn sách hay cho bạn, những độc giả thân mến của chúng ta.



Khởi Sinh Của Cô Độc chi tiết

  • Tác giả:
  • Nhà xuất bản: Nxb Trẻ
  • Ngày xuất bản:
  • Che: Bìa mềm
  • Ngôn ngữ:
  • ISBN-10: 8934974120346
  • ISBN-13:
  • Kích thước: 13 x 20 cm
  • Cân nặng: 308.00 gam
  • Trang: 276
  • Loạt:
  • Cấp:
  • Tuổi tác:

Khởi Sinh Của Cô Độc từ các nguồn khác:

Tên sách

Kích thước

Liên kết

Khởi Sinh Của Cô Độc tải về từ EasyFiles

5.4 mb. tải về

Khởi Sinh Của Cô Độc tải xuống miễn phí từ OpenShare

5.3 mb. tải về

Khởi Sinh Của Cô Độc tải xuống miễn phí từ WeUpload

5.2 mb. tải về

Khởi Sinh Của Cô Độc tải xuống miễn phí từ LiquidFile

5.4 mb. tải về

Khởi Sinh Của Cô Độc từ các nguồn khác

Tên sách

Kích thước

Liên kết

Khởi Sinh Của Cô Độc tải về trong djvu

3.7 mb. tải về DjVu

Khởi Sinh Của Cô Độc tải xuống miễn phí trong pdf

3.5 mb. tải về Pdf

Khởi Sinh Của Cô Độc tải xuống miễn phí trong odf

5.1 mb. tải về Odf

Khởi Sinh Của Cô Độc tải xuống miễn phí trong epub

3.2 mb. tải về EPub