Lần Đầu Thấy Trăng Bởi Võ Diệu Thanh

Được viết bởi:

Lần Đầu Thấy Trăng tải về miễn phí cuốn sách

Trên trang này chúng tôi đã thu thập cho bạn tất cả các thông tin về Lần Đầu Thấy Trăng sách, nhặt những cuốn sách, bài đánh giá, đánh giá và liên kết tương tự để tải về miễn phí, những độc giả đọc sách dễ chịu. Thông tin tác giảVõ Diệu ThanhVào trang riêng của tác giảXem tất cả các sách của tác giảLần Đầu Thấy TrăngLần đầu thấy trăng viết về cuộc đời của nhóm ba học sinh cá biệt, với hành trình nỗ lực vượt lên chính mình, vượt thoát khỏi sự tha hoá để sống đúng nghĩa CON NGƯỜI.Dẫu - Dị - Hậu - mỗi đứa một hoàn cảnh, một kiểu quậy nhưng giống nhau một điểm là rất dốt chữ. Chúng bị đùa qua đẩy lại để rồi hợp chung một lớp, với biệt danh "Dẫu - Dị - Hợm". Điểm chung của ba đứa trẻ đều giống nhau ở cảnh gia đình bất hạnh, dù không đứa nào giống đứa nào; ở kết quả học tập đặc biệt tồi tệ ở trường Tiểu học, do cách dạy máy móc và chạy theo thành tích của những thầy cô trường Dương Đôi.Tác giả đã đặt ba số phận, ba cảnh đời và bước trưởng thành của những đứa trẻ nơi vùng quê nghèo trong không gian xã hội đang hàng ngày hàng giờ tha hoá: Trường học Dương Đôi với các giáo viên - diễn viên ngày càng giáo điều - Nhà trọ Tình với các cô gái điếm ngón nghề ngày càng chuyên nghiệp - và Lưu Manh tự, ngôi chùa - nhà của một ông thầy giáo đức độ ngày càng lánh xa cõi tục, sống cùng một ông già từng trải, lọc lõi trường đời. Nhà trường không dạy được ba đứa trẻ. Những người già cũng chỉ dạy chúng được một phần. Chính trường đời với những vấp váp, thất bại đã dạy những đứa trẻ dốt nát năm nào thành những con người "ngộ" ra cái chữ và giá trị của tri thức, giá trị người chân chính."Lần đầu thấy trăng" là một giá trị biểu tượng mang tính thanh lọc và đốn ngộ. Nhân vật nữ chính - là Dẫu - từ trong dốt nát, bùn nhơ, nhàu nhĩ đã thức tỉnh... chỉ sau một đêm trăng trò chuyện với người trai học thức, dịu dàng thích gọi tên cô là "Tự", hiểu theo nghĩa là chữ: "Chữ dạy người ta hiểu biết"... Không phải tình yêu thức tỉnh cô, mà chính là lòng tự trọng của con người được đánh thức, được truyền dẫn và được cô... đốn "ngộ".Có thể coi Lần đầu thấy trăng là một cuốn tiểu thuyết luận đề được viết một cách quyết liệt và hấp dẫn về hành trình trở lại làm người của những con người có lương năng nhưng bị khuất lấp, bị hoàn cảnh làm cho tha hoá. Tiểu thuyết cũng đặt vấn đề rốt ráo về thực trạng giáo dục còn nhiều bất cập hiện nay với căn bệnh thành tích và chủ nghĩa giáo điều. Vấn nạn này không chỉ riêng ngành giáo dục mà nó luôn tiềm ẩn trong mỗi con người, nếu ta đánh mất lương tri, lương năng và tình thương yêu giữa người với người.Mời bạn đón đọc.Báo chí giới thiệuTiểu thuyết ‘Lần đầu thấy trăng’ của Võ Diệu Thanh: Cái nhìn ‘thấu thị’ về giáo dục(Thethaovanhoa.vn) - Nhà văn Nguyễn Xuân Khánh nhận xét: "Đọc xong Lần đầu thấy trăng, thấy đúng là phải cải cách giáo dục". Cũng không quá khó hiểu, tác giả của tiểu thuyết ấy là Võ Diệu Thanh, một nhà giáo.Nhà văn Võ Diệu Thanh sinh năm 1975, hiện là giáo viên dạy môn mỹ thuật tại An Giang. Đoạt nhiều giải thưởng văn chương khu vực, nhưng Võ Diệu Thanh chỉ thực sự được chú ý đến khi đoạt giải thưởng cuộc thi sáng tác văn học tuổi 20 lần thứ 4 với tập truyện Cô con gái ngỗ ngược (NXB Trẻ, 2010). Năm 2011 Võ Diệu Thanh tiếp tục gây bất ngờ khi lập "cú đúp" nhận tặng thưởng tác phẩm hay tạp chí Nhà văn và giải nhất truyện ngắn trên mạng xã hội Yume.Lần đầu thấy trăng (NXB Phụ nữ, 10/2013) là tiểu thuyết đầu tay của nhà văn Võ Diệu Thanh viết về đề tài giáo dục vừa được giới thiệu trong Hội sách mùa Thu vừa qua tại Hà Nội.Thổ âm sông nước Cửu LongTiểu thuyết Lần đầu thấy trăng dựng lên một vùng sông nước đồng bằng Cửu Long mà ở đó, những mảnh đời của những học sinh cá biệt bị đeo đẳng bởi cái nghèo, cái đói. Ở đó là hành trình của họ để vượt thoát khỏi cái xấu, sự xuống cấp đạo đức của xã hội, để sống một cuộc đời "không chết ngộp" bởi vì còn quá nhiều điều tốt đẹp đang chờ họ phía trước.Lần đầu thấy trăng tưởng chỉ miêu tả một mùa thơ dại, với những ngây thơ, khờ khạo yêu đương buổi ban đầu của những chàng trai, cô gái tuổi dậy thì. Nhưng, ẩn dưới giọng văn hiền lành ấy là "sức chữ", nó thâm trầm và bi thảm đến rốt ráo về một thực trạng giáo dục đang còn nhiều nhiêu khê, bất ổn. Nó hấp dẫn độc giả trong nghệ thuật miêu tả hành trạng tâm lý của những nhân vật với vòng xoay kỳ diệu biến ảo từ tốt - xấu - tốt.Ở đó, có thân phận những người phụ nữ ở đồng bằng sông Cửu Long, họ sinh ra để sống, vì đời sống chứ không phải là để chết trong muộn phiền, khổ đau hay tột cùng sung sướng. Sự tha hóa, biến chất là nhất thời, và những con người đó, đến một thời điểm họ lại sống đúng với ý nghĩa của cuộc đời lương thiện, đầy ắp sự chia sẻ và bao dung.Nhà văn Nguyễn Xuân Khánh nhận xét: văn của Võ Diệu Thanh đậm nét Nam Bộ, Lần đầu thấy trăng hay và rất đặc sắc. "Chị đã biết nương thân ở "hậu phương" của mình, nơi đó miền sông nước Cửu Long, chính là nơi chốn sinh thành và dung dưỡng tâm hồn của một nhà văn biết chắt lọc, thanh tẩy để đưa ngôn ngữ một vùng miền ra ngoài một vùng miền".Ông nói thêm: "Đọc xong Lần đầu thấy trăng, thấy đúng là phải cải cách giáo dục".Nhà giáo, nhà văn cùng trăn trở về giáo dục"Sợ nhất thói ích kỷ, thứ hai là nhàm chán", Võ Diệu Thanh phát biểu tại lễ giới thiệu tiểu thuyết Lần đầu thấy trăng.Lần đầu ra Hà Nội và mặc áo dài ở Thủ đô trong hội sách, Võ Diệu Thanh không giấu giếm cảm giác hạnh phúc khi gặp gỡ được nhiều bạn văn và được sống trong bầu khí quyển văn chương thực thụ.Võ Diệu Thanh thổ lộ khi cho biết trước đó gia đình không cho viết, lúc đầu can ngăn dữ lắm, bảo viết chi cho nặng đầu óc, ngồi lì với máy tính không khéo thì thành "tượng". Mãi đến sau này, khi đã đoạt giải thưởng Văn học tuổi 20 thì mọi việc mới nhẹ nhàng và "đỡ tủi".Chia sẻ về Lần đầu thấy trăng, nhà phê bình văn học Đoàn Ánh Dương (Viện Văn học) lại có cái nhìn sâu hơn vào ngòi bút Võ Diệu Thanh, trên cả hai khía cạnh: nhà văn và nhà giáo. Anh cho rằng: "Điều đáng nói là Võ Diệu Thanh không hề cường điệu, tiểu thuyết cũng không mang dáng dấp hiện thực phê phán. Đơn giản đó chỉ là một thực tế, cô giáo Võ Diệu Thanh bảo đó là hệ quả của sai lầm giáo dục, nhà văn Võ Diệu Thanh thì bảo thêm đó là hệ lụy của sai quấy lòng người".Rõ ràng, ở đây đã ít nhiều xuất hiện một khối "mâu thuẫn dịu dàng" giữa sáng tạo nghệ thuật và thực tế cuộc sống, giữa nội tâm một người hai vai: nhà giáo và nhà văn, cả hai đều nắm giữ những "quyết sách" ngôn ngữ của mình.Đọc Lần đầu thấy trăng dễ liên tưởng tới Dòng xoáy của nhà văn Trần Thị Nhật Tân - cuốn tiểu thuyết chống tiêu cực trong ngành giáo dục đã từng gây xôn xao dư luận, để lại dấu ấn trong sự nghiệp sáng tác của nữ nhà văn đất Thành Nam. Ngày đó, Dòng xoáy có lẽ cũng là một trong những cuốn tiểu thuyết hiếm hoi khi được Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh ngay khi đọc xong bản thảo đã viết thư động viên và khen ngợi tác giả.Nhà văn Võ Diệu Thanh hay Trần Thị Nhật Tân: một Nam - một Bắc, một trẻ - một già, một tinh tế - một bạo liệt, nhưng hai nữ nhà văn có cùng cái chung đều là cô giáo, đều viết về thực trạng giáo dục và đều có cái nhìn thấu thị, có chua cay mà bất lực, có đau xót mà cảm thông.Và "đầm nước mắt" - một biểu tượng tinh thần mới trong Lần đầu thấy trăng, như một thông điệp lớn, hãy đốn ngộ và thiện tâm trở về bên những bài học về tiếng Việt, theo nghĩa trong sáng nhất: sống để còn yêu thương.(Báo thethaovanhoa.vn giới thiệu 27/10/2013)LÃNG MAThể thao & Văn hóaXem thêm nhiều hơnThu gọn'Lần đầu thấy trăng' - chuyện buồn của ngành giáo dụcLấy bối cảnh, đề tài trong ngành giáo dục, cuốn sách của Võ Diệu Thanh không chỉ kể câu chuyện trường lớp mà còn là bức tranh buồn của hiện thực xã hội.Mọi chuyện bắt đầu từ Lưu Manh tự - nơi không có chùa, mà là một thửa đất hẹp, một bên là nhà trọ Tình (một lầu xanh xuyên quốc gia trá hình), một bên là trường tiểu học Dương Đôi với đủ loại giáo viên. Trong Lưu Manh tự có hai ông già làm bạn với nhau, đó là ông giáo Độ tốt bụng không màng danh lợi, sống thanh đạm như một nhà tu, và già Hai - một người tính nết hiền lương nhưng nói năng bạt mạng. Bộ ba Dẫu - Dị - Hậu, mỗi đứa một hoàn cảnh, một tính cách, nhưng học chung lớp và trở thành ba học sinh cá biệt. Chúng được mọi người gọi trệch thành Dẫu - Dị - Hợm. Dẫu (nhân vật xưng tôi) sinh ra trong một gia đình đông con, bố mẹ nghèo, thất học, phó mặc lũ con tự mưu sinh. Dẫu chưa bao giờ thích học, cô bỏ học đi bán vé số và bán trinh khi mới 14 tuổi. Dẫu dần tiến tới con đường bán dâm không chuyên ở nhà trọ Tình. Dị là con trai của chủ nhà trọ Tình. Gia đình giàu có, Dị đến lớp học chủ yếu để khoe đồ chơi, tiền bạc. Cha mẹ mải chạy theo tiền bỏ mặc Dị dần dần thành đứa hư hỏng. Dị suy nhược cơ thể, suy nhược thần kinh thành một đứa trẻ ngớ ngẩn, ít nói. Dị say mê Dẫu, nhưng bị Dẫu từ chối, nó trở thành một đứa trống ruột, tổn hao tâm hồn, và cho dù có được Dẫu cũng vẫn thấy cuộc sống này là một cái tẻ ngắt cần được lấp đầy bằng những trò lố bịch. Hậu (nhân vật mình) là con của một người đàn bà đẹp nhưng do bị phù tình mà trở nên tâm thần. Hậu có gen khờ của mẹ, nhưng do bệnh thành tích trong giáo dục mà vẫn được lên lớp. Học tới lớp 3 thì Hậu bỏ học. Thầy giáo Độ, là bạn của bà ngoại Hậu, đã đưa Hậu về nhà dạy chữ cho nó. Hậu ngoan hiền, chăm chỉ và trở thành cô giáo. Hậu mến và yêu ông giáo Độ lúc nào không hay. Hậu không tới trường mà chỉ mở lớp dạy miễn phí cho những em nhỏ bất hạnh như mình. Sau bao biến cố, Dẫu quyết định bỏ đi, để lại Hậu với bao mong ước tốt đẹp, để lại Dị cùng mớ vàng mà cậu ăn cắp từ gia đình mang cho cô. Tác giả Võ Diệu Thanh là một cô giáo dạy mỹ thuật, chính vì thế chị đem phần nào những trăn trở trong ngành của mình vào trang viết. Đọc Lần đầu thấy trăng của Võ Diệu Thanh, người đọc dễ liên tưởng tới Cánh đồng bất tận của Nguyễn Ngọc Tư. Bởi trong Lần đầu thấy trăng, người đọc cũng cảm nhận được không gian, đời sống của người dân Nam bộ, đậm chất Nam bộ. Nhưng nếu Nguyễn Ngọc Tư viết về thân phận người nông dân Nam bộ, thì Võ Diệu Thanh viết về nỗi bất hạnh của những đứa trẻ vùng đồng bằng sông Cửu Long; nếu Nguyễn Ngọc Tư phản ánh hiện thực, những vấn đề xã hội của người dân Nam bộ, thì Võ Diệu Thanh nói về những bất cập trong ngành giáo dục. Tác giả Võ Diệu Thanh là một giáo viên nhưng mê viết. Chị đã xuất bản và giành được một số giải thưởng văn học nhất định. Tập truyện ngắn Lời thề đá (2009) được giải C do Ủy ban Toàn quốc Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật xét tặng. Tập truyện ngắn Cô con gái ngỗ ngược (2010) được giải Nhì cuộc thi sáng tác Văn học tuổi 20 lần thứ 4. Tập truyện ngắn Gạt nước mắt đi được giải Nhất cuộc thi truyện ngắn hay trên mạng xã hội Yume. Năm 2013 này, ngoài tiểu thuyết Lần đầu thấy trăng, Võ Diệu Thanh còn cho xuất bản tập truyện ngắn 17 cây số đường ma.(Báo vnexpress.net giới thiệu ngày 1/11/2013)Hiền ĐỗXem thêm nhiều hơnThu gọn Cổng thông tin - Thư viện Sách hướng dẫn hy vọng bạn thích nội dung được biên tập viên của chúng tôi thu thập trên Lần Đầu Thấy Trăng và bạn nhìn lại chúng tôi, cũng như tư vấn cho bạn bè của bạn. Và theo truyền thống - chỉ có những cuốn sách hay cho bạn, những độc giả thân mến của chúng ta.



Lần Đầu Thấy Trăng chi tiết

  • Tác giả:
  • Nhà xuất bản: NXB Phụ Nữ
  • Ngày xuất bản:
  • Che: Bìa mềm
  • Ngôn ngữ:
  • ISBN-10: 9786045618356
  • ISBN-13:
  • Kích thước: 13.5 x 20.5 cm
  • Cân nặng: 286.00 gam
  • Trang: 303
  • Loạt:
  • Cấp:
  • Tuổi tác:

Lần Đầu Thấy Trăng từ các nguồn khác:

Tên sách

Kích thước

Liên kết

Lần Đầu Thấy Trăng tải về từ EasyFiles

3.2 mb. tải về

Lần Đầu Thấy Trăng tải xuống miễn phí từ OpenShare

3.5 mb. tải về

Lần Đầu Thấy Trăng tải xuống miễn phí từ WeUpload

5.3 mb. tải về

Lần Đầu Thấy Trăng tải xuống miễn phí từ LiquidFile

3.1 mb. tải về

Lần Đầu Thấy Trăng từ các nguồn khác

Tên sách

Kích thước

Liên kết

Lần Đầu Thấy Trăng tải về trong djvu

4.3 mb. tải về DjVu

Lần Đầu Thấy Trăng tải xuống miễn phí trong pdf

3.4 mb. tải về Pdf

Lần Đầu Thấy Trăng tải xuống miễn phí trong odf

3.4 mb. tải về Odf

Lần Đầu Thấy Trăng tải xuống miễn phí trong epub

4.6 mb. tải về EPub