Quan Báo - Ký và Tạp Văn Bởi Ngọc Giao

Được viết bởi:

Quan Báo - Ký và Tạp Văn tải về miễn phí cuốn sách

Trên trang này chúng tôi đã thu thập cho bạn tất cả các thông tin về Quan Báo - Ký và Tạp Văn sách, nhặt những cuốn sách, bài đánh giá, đánh giá và liên kết tương tự để tải về miễn phí, những độc giả đọc sách dễ chịu. Thông tin tác giảNgọc GiaoNgọc GiaoVào trang riêng của tác giảXem tất cả các sách của tác giảQuan Báo - Ký và Tạp Văn "Uống say đi, nhảy nữa đi, trong Palais des Fêles, đêm nay, ta vui quên chết đến canh tàn. Hoa từ trên cao rủ xuống, đèn giội cơn mưa ánh sáng làm rực rỡ một buổi dạ hội hoa đăng. Mỗi bàn một ngọn đèn xanh, đỏ u ẩn tắm màu son phấn của các bà các cô kiêu hãnh với phút say vui đắt giá, làm nổi bật màu đen những bộ lễ phục của những tay ăn chơi lịch sự, mở champagne, không nghĩ đến tiền.Uyên ương và uyên ương đắm hồn trong bài nhạc thần kỳ êm như mộng của các nhạc công đứng tận lầu cao che hoa lá. Mấy cô đầm đi từng bàn, vui vẻ bán hoa, bán kẹo, bán những nụ cười tươi. Mấy ông quan trẻ tuổi mà ta quen tên, quen mặt, tự đất Thần kinh ra, ở cuộc khiêu vũ này, cũng tạm quên áo gấm thụng, mũ cánh chuồn để đeo bộ spencer, đội mũ giấy kiểu quan binh, cười đùa như quỷ.Hà thành! Cái đêm hoa lệ ấy..."- Trích "Hà thành hoa lệ", Ngọc Giao Mời bạn đón đọc.Báo chí giới thiệu“Quan báo” - Hình ảnh người trí thức mớiKhông phải những kẻ đương nhiên có địa vị, được kính trọng như ông nghè, ông cử ở làng, tổng hay thư sinh lỡ vận nhưng vẫn cao sang, "người trí thức mới" là những thanh niên tràn đầy mộng dời non lấp bể, muốn đem cho đời gương mặt mới của lẽ phải, tiến bộ và tốt đẹp, và vì lý tưởng ấy, họ sẵn sàng chấp nhận lăn lóc bôn ba nơi cuộc sống thành thị.Nếu như các học giả "khai sáng" của dòng chảy quốc văn hồi đầu thế kỷ XX: Nguyễn Văn Vĩnh, Phạm Quỳnh, Trần Trọng Kim, Trương Vĩnh Ký, Hoàng Ngọc Phách, Hồ Biểu Chánh, Á Nam Trần Tuấn Khải... đồng thời là những nhà hoạt động xã hội, văn hoá thì có thể coi thế hệ nhà văn, nhà báo với những tên tuổi Vũ Đình Long, Vũ Trọng Phụng, Lê Văn Trương, Lan Khai, J. Leiba, Nhất Linh - Khái Hưng, Thạch Lam, Ngọc Giao, Nguyễn Công Hoan... là thế hệ thứ hai nối tiếp, phát triển những thành quả quốc văn, đặc biệt khai thác quốc ngữ trên khía cạnh văn chương, phản ánh sự trưởng thành về tư tưởng cũng như tâm lý của xã hội, con người Việt Nam trong thời kỳ thuộc địa.Ngọc Giao là một trường hợp đặc biệt, không bị ảnh hưởng bởi bất kỳ quan điểm chính trị nào, thừa hưởng lối miêu tả, nhận biết chân xác, khoa học của Pháp văn, với một quan niệm nhân văn bản năng, có kế thừa tinh thần lãng mạn Pháp, ông là người vẽ chân dung hiện thực, chân dung con người sinh động và khách quan.Thành thị và hình ảnh người trí thức mớiTrong các trang viết của Quan Báo và một số tập ký sự khác của Ngọc Giao, hình ảnh thành thị thuộc Pháp là một đối tượng miêu tả, một nhân vật chính yếu, chứ không chỉ là bối cảnh để khắc hoạ đời sống tinh thần của nhân vật. Nhà văn nhận thấy những chuyển dịch quyết liệt của một tổ chức đời sống để chuyển hẳn sang dạng thức mới, dạng thức đô thị vượt xa khỏi "kinh kỳ, kẻ chợ" trong hình dung người Việt, nơi những đối kháng giàu - nghèo bộc lộ gay gắt, trật tự nghiêm ngặt của các tầng lớp xã hội giống như một thách thức, nhưng cũng không thiếu những vẻ đẹp của sự yên bình, ổn định, thịnh vượng.Hình ảnh lão đưa thư khắc khổ, "đeo cái hòm da kếch xù trước ngực" chở thư bằng "chiếc xe nhà sơn đen cao ngất ngưởng", rồi chiếc xe đạp "rỉ nát, bánh cao su đặc", khắp những đường phố tề chỉnh, sung túc "chói loà đèn nê ông, nhộn nhịp người năm châu bốn biển" của Hà Nội xưa, trong ký sự Người đưa thư, "bước đi thảm hại như một con đười ươi già cô độc" mà "những lời ngọt dịu của cụ già đạo mạo và bà quả phụ tình duyên còn loé sáng trong đuôi mắt bồ câu cũng chẳng đủ sức đậm đà để mời được người đưa thư âm thầm, câm nín đó uống được chén nước trà, ăn một miếng trầu cau", là hình tượng mới mẻ, tiêu biểu và cực đoan của người công chức mẫn cán, tuân thủ, hình ảnh vừa bao hàm sự an toàn, trật tự, ấm áp, vừa mang ý nghĩa của sự đè nén và sức mạnh thể chế.Một lão Năm - điên "âm thầm", "mỏi mệt", "thao thức", lang bạt ở thành thị, xin được chân phu quét đường rồi gác đêm trong vườn bách thảo, thương nhớ đứa con gái bé, cha con cùng ra thành thị, đứa bé làm con sen rồi đi mất tích vì bị đòn, thương nhớ những đứa trẻ mà vì thời buổi loạn ly không còn ra vào thảo cầm viên, thương tiếc ngay cả những con thú bị đem đi không biết về đâu, trong Người gác đêm, hay hình ảnh lão già câm thắp đèn lục lộ ở huyện lỵ Quảng Yên trong ký sự Những hình bóng cũ... , không chỉ là biểu hiện của tình nhân đạo, mối đồng cảm đối với kẻ đau thương, khốn cùng, mà còn phản ánh sự không được dung nạp, không thể thích ứng của con người nông thôn, con người thôn dã, sống bằng bản năng tự nhiên, đối với đời sống thành thị.Không mang "mặc cảm Âu hoá" (bị cưỡng ép phải biến đổi) như Vũ Trọng Phụng, Ngọc Giao tả lại nét hồn nhiên vui sướng của con người được giải toả nhu cầu hoan thú, cả với những khoái lạc văn hoá hay đơn thuần là niềm vui thân thể chỉ có được trong đời sống thành thị, trong Hà thành hoa lệ: "Mấy ông quan trẻ tuổi mà ta quen tên, quen mặt, từ đất Thần kinh ra, ở cuộc khiêu vũ này, cũng tạm quên áo gấm thụng, mũ cánh chuồn để đeo bộ spencer, đội mũ giấy kiểu quan binh, cười đùa như quỷ".Thành thị trong miêu tả của nhà văn cũng là nơi giải phóng con người khỏi thành kiến, sự o ép và xuyên tạc đời sống, quan niệm tính dục, trả lại giá trị bình thường của nó như quy luật tự nhiên của luyến ái, duy trì nòi giống và niềm hoan lạc bản năng chính đáng.Nhà văn Ngọc Giao. Ảnh do Nhã Nam cung cấp"Tố Lan - tôi phải gọi thế - vì Tố không muốn tôi gọi là bà nữa, đêm nào cũng bắc tấm ván gỗ từ bao lơn bên biệt thự Tố sang bao lơn căn gác nhỏ của tôi. Tố chỉ định gần tôi trong tuần lễ, Tố chỉ mong làm một người hành khất ái tình, vậy mà, tuần lễ ấy đã qua, Tố yêu tôi quá, mê tôi quá, mà tôi thì trước kia miễn cưỡng chiều nàng, song lâu dần lòng tôi yếu ớt, tôi yêu nàng như một tình nhân". Nhân vật của Ngọc Giao trong một số truyện ký mang màu sắc hư cấu như Những đêm sương, Lucie, ký Hà thành hoa lệ... mặc nhiên đề cao cảm xúc tính dục và ý nghĩa thực có tất yếu của nó, phân định và có sự đối ứng rõ rệt với những ràng buộc đạo đức.Thành thị trong ý nghĩa hai mặt, vừa không dung nạp những biểu hiện của đời sống tự phát, hoang sơ, manh nha, vừa giải phóng những năng lượng tích cực: niềm vui, kỷ luật, tính dục... rõ ràng đem lại một bước trưởng thành về mặt tinh thần đối với con người.Hình ảnh người trí thức mới trong ký và tạp văn của Ngọc Giao khác hẳn kiểu trí thức khoa bảng trong văn học thời Trung đại kéo dài tới tận cuối thế kỷ XIX, cũng rất ít nét tương đồng với nhân vật trí thức được miêu tả theo lối phê phán hiện thực của các nhà văn cùng thời.Không phải những kẻ đương nhiên có địa vị, được kính trọng như ông nghè, ông cử ở làng, tổng hay thư sinh lỡ vận nhưng vẫn cao sang, "người trí thức mới" là những thanh niên tràn đầy mộng dời non lấp bể, muốn đem cho đời gương mặt mới của lẽ phải, tiến bộ và tốt đẹp, và vì lý tưởng ấy, họ sẵn sàng chấp nhận lăn lóc bôn ba nơi cuộc sống thành thị, "mang bộ mặt xanh xao hốc hác, bộ áo cũ kỹ tồi tàn, khi lang thang ở các hang cùng ngõ hẻm, ngơ ngác tìm những ông bạn đồng nghiệp cũng có bộ mặt xanh xao sầu thảm ấy", làm "nhà văn đã nổi danh từ ba bốn năm về trước, nhưng nay trời chẳng chiều người", để nuôi mộng "một tờ báo mới nhất, lạ nhất, giá trị nhất trong các tờ báo Đông dương mà chỉ nay mai sẽ ra đời".Không giống như những kiếp "sống mòn" mong mỏi làm điều lớn lao nhưng rốt cuộc "bị áo cơm ghì sát đất", người trẻ tuổi của Ngọc Giao còn tràn đầy nhiệt huyết, dám đem hết sinh lực và cả cái chết của mình đặt cược vào lý tưởng.Đó cũng là con người với tình cảm non tươi, trong trẻo, sẵn sàng hy sinh bản thân cho tình yêu trong trắng, hết lòng tin cậy vào tính lương thiện và không mang bất cứ thành kiến nào về chủng tộc, giai tầng xã hội. Nhân vật Hoài trong Lucia sẵn sàng yêu thương, che chở mẹ con người thiếu phụ da trắng mà mới đó còn là biểu tượng của tầng lớp cao sang, phe "thực dân", sẵn lòng cầm cố cả áo mặc, sách học để cưu mang họ. Nhân vật "tôi" trong truyện ký Một đêm trăng đỏ hay Đời nó thế, chỉ hoàn toàn tuân theo phẫn nộ của trái tim và bản năng yêu thương vốn có để quyết liệt phản đối cái ác, sự nhẫn tâm trong ứng xử giữa con người.Nhân vật trí thức thành thị của Ngọc Giao cũng "yếu mềm" rất đỗi con người, thích hưởng thụ, vui chơi, thích danh vọng mà vì thế "tiền mất tật mang", nhưng lại sẵn sàng thức tỉnh trước điều chân thực, như trong Tôi là thi sĩ.Có thể do được viết vào thời kỳ nhà văn còn trẻ tuổi, trong hoàn cảnh buổi đầu những hoài bão của giới trí thức thuộc địa còn chưa bị tổn thương (?), nhưng quan trọng hơn, là nhờ một cái nhìn khách quan, không xoáy sâu vào tư biện, nhà văn đã khắc hoạ thành công chân dung tinh thần của lớp người mới thành thị: lớp người không thành kiến.Ký sự, như một nghệ thuậtKhông giống những nhà văn cùng thời, Vũ Trọng Phụng, Nguyễn Công Hoan, dùng ký sự như thể loại tiền phong để làm sáng tỏ chủ kiến và những quan điểm xã hội, Ngọc Giao viết ký chủ yếu hướng tới cuộc sống cá nhân và sinhhoạt đời thường của chính những người trong giới nhà văn, trí thức đang hiện diện.Một tâm thế cá nhân, đời thường, tìm thấy chỗ đứng tương đối bình ổn trong đời sống, không thiên về những định hướng mang tính chất chính trị, xã hội, là cơ sở quan trọng để nhà văn đề cập tới trong các sáng tác của mình những ý nghĩa triết lý về hiện tồn: lý tưởng, sống và chết...Dù không phải không nhuốm mùi cay đắng, không hồ nghi và tự giễu cợt những "giấc mộng lớn" của đám người cầm bút, nhà văn vẫn cho ta thấy tương quan giữa tầng lớp của ông với những gì còn lại của xã hội. Đó là sự gánh đỡ những gánh nặng tinh thần, đạo đức, là một điểm tựa thực sự về triết lý nhân văn, là bộ óc mẫn tuệ của cuộc đời.Bản thân nhà văn, trí thức luôn đứng trước nguy cơ thất bại, đói nghèo, nhưng không lúc nào họ mất đi cơ hội đóng vai trò thích đáng của mình trong đời sống. Nhà văn chứng kiến, ghi lại, suy ngẫm và có tiếng nói riêng về những vấn đề quyền con người và làm người, như trong bút ký Xưa... sau.Trong mảng chuyện đời thường, ngòi bút tinh tế và hóm hỉnh của Ngọc Giao dẫn dắt bạn đọc đến những diễn biến lý thú trong tâm tình chính những người quyến dụ thiên hạ vào mộng tưởng của mình. Những câu chuyện tưởng chừng dễ sa vào nhàm chán, chỉ để hầu chuyện mua vui, qua cái nhìn trong trẻo, trực cảm, luôn háo hức phát hiện... trở nên sống động, gần gũi.Bằng những truyện ký xinh xắn, dung lượng vừa phải, ông miêu tả những ngóc ngách riêng tư, tưởng chừng vặt vãnh nhưng lại "thóc mách" nhiều hơn cả đời sống tinh thần cốt tuỷ của giới văn thi sĩ, nhà báo, nghệ sĩ lúc bấy giờ.Từ chuyện nằm bệnh, đói nghèo, cầm cố đến cả sách, áo, tới chuyện "trốn" nhà đi tụ bạ, thực chất là kiếm tìm một không gian riêng biệt của nghề nghiệp, chuyện bị "quả lừa" mất cả tiền nong lẫn danh dự, cưới vợ không tình, cho đến nỗi u hoài mênh mông của những kiếp người thất bại nơi phố thị vẫn giữ một chút nết cao sang..., tất cả làm thành một thế giới đầy tràn của cảm xúc và trực quan sống động, xa lánh mọi giáo điều, trầm trọng.Lối tiếp cận hiện thực mang tính khách quan, giàu cảm tính, là một thế mạnh mang lại cho văn chương của Ngọc Giao sức cuốn hút và con đường riêng đến với bạn đọc. Nó từ chối cái nhìn áp đặt, phán xét, nó gợi nhiều hơn tả, như thể nhà văn và bạn đọc còn có cả chân trời phía trước. Đối với Ngọc Giao, có lẽ chỉ có một điều đáng phải phê phán gay gắt. Đó là mượn thừa cái uy của kẻ thống trị trong một xã hội còn hủ bại để tống tiền chính những người thân đói nghèo của mình, bịa tạc ra một thứ quan, quan- làm- báo, "quan báo" chính là hình ảnh cười ra nước mắt của xã hội thiếu dân chủ, còn tồn tại những bất công, đặc quyền về dân trí.Khánh Phương (Theo Tuanvietnam)Xem thêm nhiều hơnThu gọnQuan báoPNO - Quan báo (NXB Hội Nhà văn) là di cảo của nhà văn Ngọc Giao vừa ra mắt bạn đọc.Trước 1945, ông là thư ký tòa soạn của tờ Tiểu thuyết thứ bảy nên có mối quan hệ rộng rãi với nhiều tên tuổi như Nguyễn Công Hoan, Lan Khai, Lê Văn Trương, Thanh Châu, Tam Lang, Tchya, Vũ Trọng Phụng, Vũ Bằng, Trần Huyền Trân, Nam Cao, Nguyễn Bính, Tô Hoài...Qua tập Quan báo, ta thấy ngồn ngộn chất liệu sống của những kiếp người ở Hà Nội những năm 1930 - 1945. Nhiều mẫu người thuộc nhiều tầng lớp khác nhau đã xuất hiện rõ nét trong tập ký và tạp văn này. Đó là hình ảnh nhân vật lão đưa thư khắc khổ, "đeo cái hòm da kếch xù trước ngực", chiếc xe đạp "rỉ nát, bánh cao su đặc" đi khắp đường phố Hà Nội "chói loà đèn nê ông, nhộn nhịp người năm châu bốn biển"; là những công chức với cảnh sống đơn điệu, tẻ nhạt; là những ông Tây thuộc địa trắng tay trong canh bạc cuộc đời; là những cô đầm phải sa vào cảnh xế chiều hoặc ế muộn...Đối lập với hình ảnh đó, ta thấy Hà Nội xưa còn là những con người "Uống say đi, nhảy nữa đi, trong Palais des Fêles, đêm nay, ta vui quên chết đến canh tàn. Hoa từ trên cao rủ xuống, đèn giội cơn mưa ánh sáng làm rực rỡ một buổi dạ hội hoa đăng. Mỗi bàn một ngọn đèn xanh, đỏ u ẩn tắm màu son phấn của các bà các cô kiêu hãnh với phút say vui đắt giá, làm nổi bật màu đen những bộ lễ phục của những tay ăn chơi lịch sự, mở champagne, không nghĩ đến tiền... Hà thành! Cái đêm hoa lệ ấy...". Cũng có thể đó là "Mấy ông quan trẻ tuổi mà ta quen tên, quen mặt, từ đất Thần kinh ra, ở cuộc khiêu vũ này, cũng tạm quên áo gấm thụng, mũ cánh chuồn để đeo bộ spencer, đội mũ giấy kiểu quan binh, cười đùa như quỷ"...Nhà văn Ngọc Giao cũng dành nhiều tình cảm cho "người trí thức mới". Đó là những thanh niên tràn đầy lý tưởng, dẫu họ "mang bộ mặt xanh xao hốc hác, bộ áo cũ kỹ tồi tàn, khi lang thang ở các hang cùng ngõ hẻm, ngơ ngác tìm những ông bạn đồng nghiệp cũng có bộ mặt xanh xao sầu thảm ấy" để nuôi mộng thực hiện "một tờ báo mới nhất, lạ nhất, giá trị nhất trong các tờ báo Đông Dương mà chỉ nay mai sẽ ra đời". Dù "bị áo cơm ghì sát đất" nhưng nhân vật trẻ tuổi của Ngọc Giao còn tràn đầy nhiệt huyết, đem hết sinh lực phụng sự cho lý tưởng.Trong Quan báo, ta còn gặp các nhà báo, văn nghệ sĩ thời bấy giờ. Do sống trong nghề nên ông miêu tả thành công những ngóc ngách riêng tư, phản ánh được đời sống tinh thần của họ.Có thể nói, Quan báo là một tư liệu quý về Hà Nội nửa đầu thế kỷ XX.(Báo phunuonline.com.vn giới thiệu ngày 09/4/2013)T.KXem thêm nhiều hơnThu gọn Cổng thông tin - Thư viện Sách hướng dẫn hy vọng bạn thích nội dung được biên tập viên của chúng tôi thu thập trên Quan Báo - Ký và Tạp Văn và bạn nhìn lại chúng tôi, cũng như tư vấn cho bạn bè của bạn. Và theo truyền thống - chỉ có những cuốn sách hay cho bạn, những độc giả thân mến của chúng ta.



Quan Báo - Ký và Tạp Văn chi tiết

  • Tác giả:
  • Nhà xuất bản: Nxb Hội Nhà Văn
  • Ngày xuất bản:
  • Che: Bìa mềm
  • Ngôn ngữ:
  • ISBN-10: 8936024915513
  • ISBN-13:
  • Kích thước: 13 x 20.5 cm
  • Cân nặng: 385.00 gam
  • Trang: 343
  • Loạt:
  • Cấp:
  • Tuổi tác:

Quan Báo - Ký và Tạp Văn từ các nguồn khác:

Tên sách

Kích thước

Liên kết

Quan Báo - Ký và Tạp Văn tải về từ EasyFiles

5.3 mb. tải về

Quan Báo - Ký và Tạp Văn tải xuống miễn phí từ OpenShare

3.9 mb. tải về

Quan Báo - Ký và Tạp Văn tải xuống miễn phí từ WeUpload

5.7 mb. tải về

Quan Báo - Ký và Tạp Văn tải xuống miễn phí từ LiquidFile

5.2 mb. tải về

Quan Báo - Ký và Tạp Văn từ các nguồn khác

Tên sách

Kích thước

Liên kết

Quan Báo - Ký và Tạp Văn tải về trong djvu

5.8 mb. tải về DjVu

Quan Báo - Ký và Tạp Văn tải xuống miễn phí trong pdf

3.4 mb. tải về Pdf

Quan Báo - Ký và Tạp Văn tải xuống miễn phí trong odf

5.7 mb. tải về Odf

Quan Báo - Ký và Tạp Văn tải xuống miễn phí trong epub

4.2 mb. tải về EPub