Văn Hóa... "Gỡ" Bởi Vũ Bằng
Văn Hóa... "Gỡ" tải về miễn phí cuốn sách
Trên trang này chúng tôi đã thu thập cho bạn tất cả các thông tin về Văn Hóa... "Gỡ" sách, nhặt những cuốn sách, bài đánh giá, đánh giá và liên kết tương tự để tải về miễn phí, những độc giả đọc sách dễ chịu. Thông tin tác giảVũ BằngVũ BằngVào trang riêng của tác giảXem tất cả các sách của tác giảVăn Hóa... Gỡ"... Gái thì gỡ của trai. Vợ thì gỡ của chồng. Quan thì gỡ của dân. Và đến dân... thì hết, không còn ai để gỡ nữa thành ra dân khổ..."Có thể nói, tập sách mới này, cùng vói "Hà Nội trong cơn lốc", là những sáng tác "hiện thực" của nhà văn Vũ Bằng.Không nhẹ nhàng, mượt mà, tinh tế như Thương nhớ mười hai, Món ngon Hà Nội, Văn hóa..."gỡ" rất hiện thực, chua cay, đầy châm biếm, hài hước nhưng vô cùng sâu sắc, thâm thúy. Những tác phẩm của Vũ Bằng trên Tiểu thuyết thứ bảy rất đa dạng, có tản văn, phóng sự, truyện, ghi chép về các phong tục tập quán của dân tộc, tiểu luận văn chương (Con thuyền thần tiên) và cả truyện cổ tích (Cô gái chữa bệnh sừng). Đó là kỷ niệm về người mẹ và những bức tranh dán tường thời thơ bé, những câu chuyện tình yêu hạnh phúc và đau khổ, những suy nghĩ, ghi chép về mùa xuân, ngày Tết, chuyện Stefan Zweig tự tử,... Trong những câu chuyện đó, bao giờ Vũ Bằng cũng lồng vào những suy nghĩ riêng khá độc đáo của mình, vẫn tràn đầy một niềm tin vào dân tộc, con người, vào sự tiến bộ. Đặc biệt, ông còn viết truyện thời sự (Chương trình hai ngày, Thông cáo về việc gạo). Trong hai truyện mang tính chất trào phúng này, ta thấy lại cái nhốn nháo của một Hà Nội trong thời kỳ bị thực dân Pháp tạm chiếm với bọn đầu cơ chính trị, bọn công chức bất tài vô dụng.Mời bạn đón đọc.Báo chí giới thiệuVăn hoá gỡSGTT.VN - Đây là tập hợp những tản văn, tuỳ bút, ghi chép, phóng sự, sáng tác và tiểu luận văn hoá của nhà văn, ký giả Vũ Bằng mới được phát hiện, đăng trên Tiểu thuyết thứ bảy , Hà Nội (1941 – 1950) và trên báo Mới, Sài Gòn (1953 – 1954).Đây là tập hợp những tản văn, tuỳ bút, ghi chép, phóng sự, sáng tác và tiểu luận văn hoá của nhà văn, ký giả Vũ Bằng mới được phát hiện, đăng trên Tiểu thuyết thứ bảy , Hà Nội (1941 - 1950) và trên báo Mới, Sài Gòn (1953 - 1954).Ngoài việc thưởng thức giá trị văn chương, người đọc sách còn có thể thu thập được những tư liệu văn hoá sống động trong một giai đoạn lịch sử. N.VXem thêm nhiều hơnThu gọnVũ Bằng cay nồng Văn hóa... gỡTT - Tập sách Văn hóa... gỡ tập hợp các tác phẩm mới phát hiện của nhà văn Vũ Bằng vừa được NXB Phụ Nữ ra mắt bạn đọc. Sách bao gồm phóng sự tám kỳ đăng trên Tiểu Thuyết Thứ Bảy.Tiếp theo quyển Hà Nội trong cơn lốc xuất bản năm 2010, tập Văn hóa... gỡ này cũng là kết quả sưu tập của tiến sĩ Võ Văn Nhơn (Ðại học KHXH&NV TP.HCM).Ông cho biết tập sách Văn hóa... gỡ lần này có công sức sưu tập chung của TS Hà Minh Châu (Ðại học Sài Gòn), các tác phẩm in trong tập được tìm thấy trên Tiểu Thuyết Thứ Bảy và báo Mới.* Từ những quan tâm về văn học Nam bộ, nguyên do gì khiến ông đã dành nhiều công sức sưu tầm tác phẩm của Vũ Bằng?- Vũ Bằng đối với tôi cũng có một chút duyên. Tôi là người đưa tác phẩm Món lạ miền Nam của Vũ Bằng (nguyệt san Tân Văn, Sài Gòn, 1970) cho chị Nguyễn Bính Hồng Cầu tái bản lần đầu tiên ở NXB Văn Nghệ TP.HCM.Văn hóa... gỡ bao gồm phóng sự tám kỳ đăng trên Tiểu Thuyết Thứ Bảy, lúc đầu có tên Khúc ngâm trong đất Hà - ghi những điều mắt thấy tai nghe tại Hà Nội. Bên cạnh đó là các bài viết về các đề tài khác trước đây chưa được tập hợp thành sách, chỉ mới đăng báo từ khoảng năm 1941-1954: Thông cáo về việc gạo, Lá cờ trên công sở, Tôi vừa trẩy hội chùa Hương, Một chữ bẻ làm đôi, Tình đặc biệt, Ăn tết chữ... Một lần đến nhà lưu niệm Ðông Hồ ở Hà Tiên để sưu tầm tài liệu cho đề tài nghiên cứu cấp trọng điểm Ðại học Quốc gia Văn học Nam bộ 1945-1954 do tôi làm chủ nhiệm, tôi lại tình cờ đọc được nhiều phóng sự, truyện của Vũ Bằng trên báo Mới, một tờ báo xuất bản ở Sài Gòn những năm 1952 - 1954 do Phạm Văn Tươi làm chủ nhiệm. Ðây là những tác phẩm lâu nay chưa ai nhắc đến và cũng chưa được đưa vào Tuyển tập, Toàn tập Vũ Bằng.Vũ Bằng là một nhà văn tôi yêu thích đã lâu, lại có sự đồng cảm với những lận đận trong đời của ông, vì thế tôi muốn giới thiệu cho những bạn đọc yêu Vũ Bằng và những nhà nghiên cứu Vũ Bằng các tác phẩm mới phát hiện này để chúng ta hiểu thêm về một nhà văn tài hoa, về một giai đoạn đau thương của đất nước, để bổ sung cho gia tài văn học vốn chưa giàu có lắm của chúng ta.* Sự nghiệp sáng tác của Vũ Bằng thật đa dạng và phức hợp, có thể nói gì về vai trò tác phẩm của ông với văn học Nam bộ không?- Trước 1954, Vũ Bằng chưa hoạt động văn học ở miền Nam, nhưng đã có nhiều tác phẩm được công bố trên báo chí ở Sài Gòn. Báo Mới đã đánh giá rất cao Vũ Bằng qua mấy lời cuối phóng sự Hà Nội trong cơn lốc của Vũ Bằng in trên báo: "... Với cốt tính đặc biệt ấy của một nhà văn miền Bắc, không phải đến bây giờ, nhờ thiên bút ký này, Vũ Bằng mới tạo cho mình một chỗ ngồi trong văn đàn của xứ sở.Từ đã lâu lắm, những công trình sáng tác của Vũ quân, rải rác khắp các báo chí trong Nam ngoài Bắc, đã khiến bút hiệu Vũ Bằng thành một bảo đảm văn chương".Sau năm 1954, như chúng ta đã biết, Vũ Bằng vào miền Nam và hoạt động rất sôi nổi cả trên hai lĩnh vực văn học và báo chí. Tác phẩm của ông do đó đã có ảnh hưởng không nhỏ đối với văn học miền Nam.* Trong rất nhiều đề tài mà Vũ Bằng đã đề cập, khai thác, theo ông, những vấn đề gì đang còn hấp dẫn giới nghiên cứu văn học, và người đọc hôm nay? Nếu nói ngắn gọn về một đặc điểm riêng biệt trong nghệ thuật Vũ Bằng thì đó là gì?- Ngoài việc bổ sung, hoàn chỉnh gia tài sáng tác của Vũ Bằng, các tác phẩm mới phát hiện của Vũ Bằng, theo tôi, cũng đáng được giới nghiên cứu văn học và cả giới báo chí chú ý. Ðặc biệt các phóng sự của ông vẫn còn rất thời sự, chẳng hạn như vấn nạn buôn bằng cấp, nạn đạo văn, đạo sách, "ai trả tiền thì viết thì dịch, không cần biết những người trả tiền đó làm hại dân tộc mình", "cách kiếm tiền mau và mạnh" bằng cách cho in sách rẻ tiền của các nhà xuất bản. Ðó là những người bị ông mắng là "bọn người đánh đĩ văn nghệ". Rồi nạn chăn dắt ăn mày, bọn thầy thuốc vô lương tâm chữa bệnh chỉ vì tiền, bọn đầu cơ chính trị, đám công chức bất tài vô dụng...Cách viết của ông cũng đáng cho các nhà báo viết phóng sự hiện nay suy nghĩ. Ông quan sát, tìm hiểu rất sâu vấn đề, có cái nhìn hiện thực sắc sảo, giọng điệu trào lộng rất chua cay nhưng vẫn tràn đầy một niềm tin vào con người, vào dân tộc, vào thế hệ tương lai. Các tác phẩm của ông vừa có tính thời sự của báo chí, đồng thời lại có chất văn học, vì thế đã gây ấn tượng lâu dài nơi bạn đọc.Uyên bác, tinh tế, sắc sảo và giàu cảm xúc, đó là đặc điểm của văn chương Vũ Bằng.LAM ÐIỀNXem thêm nhiều hơnThu gọn Cổng thông tin - Thư viện Sách hướng dẫn hy vọng bạn thích nội dung được biên tập viên của chúng tôi thu thập trên Văn Hóa... "Gỡ" và bạn nhìn lại chúng tôi, cũng như tư vấn cho bạn bè của bạn. Và theo truyền thống - chỉ có những cuốn sách hay cho bạn, những độc giả thân mến của chúng ta.
Văn Hóa... "Gỡ" chi tiết
- Nhà xuất bản: NXB Phụ Nữ
- Ngày xuất bản:
- Che: Bìa mềm
- Ngôn ngữ:
- ISBN-10: 9786049262753
- ISBN-13:
- Kích thước: 14.5 x 20.5 cm
- Cân nặng: 242.00 gam
- Trang: 256
- Loạt:
- Cấp:
- Tuổi tác:
Văn Hóa... "Gỡ" từ các nguồn khác:
Tên sách |
Kích thước |
Liên kết |
---|---|---|
Văn Hóa... "Gỡ" tải về từ EasyFiles |
5.6 mb. | tải về |
Văn Hóa... "Gỡ" tải xuống miễn phí từ OpenShare |
5.6 mb. | tải về |
Văn Hóa... "Gỡ" tải xuống miễn phí từ WeUpload |
3.5 mb. | tải về |
Văn Hóa... "Gỡ" tải xuống miễn phí từ LiquidFile |
3.1 mb. | tải về |
Văn Hóa... "Gỡ" từ các nguồn khác
Tên sách |
Kích thước |
Liên kết |
---|---|---|
Văn Hóa... "Gỡ" tải về trong djvu |
5.9 mb. | tải về DjVu |
Văn Hóa... "Gỡ" tải xuống miễn phí trong pdf |
5.1 mb. | tải về Pdf |
Văn Hóa... "Gỡ" tải xuống miễn phí trong odf |
3.8 mb. | tải về Odf |
Văn Hóa... "Gỡ" tải xuống miễn phí trong epub |
5.7 mb. | tải về EPub |
Văn Hóa... "Gỡ" Sách lại
Sách tương tự với Văn Hóa... "Gỡ"
-
Sách mới nhất
-
Tải về
Bộ Sách Chân Dung Những Người Thay Đổi Thế Giới - Dr. Seuss Là Ai? (Tái Bản 2019)
Bộ Sách Chân Dung Những Người Thay Đổi Thế Giới - Dr. Seuss Là Ai? (Tái Bản 2019)Tải về Văn Hóa... "Gỡ" ebook ở định dạng bổ sung: