Xe Máy Tiếu Ngạo (Tản Văn) Bởi Nguyễn Trương Quý
Xe Máy Tiếu Ngạo (Tản Văn) tải về miễn phí cuốn sách
Trên trang này chúng tôi đã thu thập cho bạn tất cả các thông tin về Xe Máy Tiếu Ngạo (Tản Văn) sách, nhặt những cuốn sách, bài đánh giá, đánh giá và liên kết tương tự để tải về miễn phí, những độc giả đọc sách dễ chịu. Thông tin tác giảNguyễn Trương QuýNguyễn Trương QuýVào trang riêng của tác giảXem tất cả các sách của tác giảCái tựa làm lộ ngay nội dung chiếm nhiều trang nhất trong cuốn sách: Xe - máy tiếu - ngạo, tức là rất nhiều chuyện xoay quanh cái xe máy: chuyện đi xe máy "như một cảm hứng" , như một thú chơi đã có từ lâu ở trời Âu Mỹ rồi đến ở ta; xe máy có "số má", số má là biển số đẹp, số tiến số lùi mang số mệnh...; xe máy có "đời", và có "thời": từ lúc là thước đo giá trị giàu nghèo của anh trong xã hội đến lúc không còn là ngôi vô địch nữa; chuyện sửa xe máy từ chỗ sợ bị "luộc" đến khi thợ và chủ xe thành bạn tâm giao; chuyện buôn bán, và nhất là văn hóa đi xe máy - một chuyện nhức nhối, nói như tác giả "Phương tiện thay đổi hành vi, việc cải thiện tốc độ của xe máy đã tác động đến thói quen lưu thông ghê gớm"...Thú vị nhất là cụm "Mình nghĩ gì khi đi xe máy", tựa nhại theo tên cuốn sách "Mình nghĩ gì khi mình nói chuyện tình". Những câu từ tốn hóm hỉnh kể lại tâm lý người đi xe, những so sánh làm sáng thêm ý tứ từ con chữ sử dụng những trích đoạn ca từ hay đoạn văn của các nhạc sỹ nhà văn nổi tiếng. Tư duy chữ và vốn văn hóa cùng vốn sống phong phú luôn là thế mạnh của cây bút này, thậm chí cả chuyện đời xe ôm anh cũng được đưa vào nguyên một bài.Chi tiết và công phu là thống kê "Trăn năm xe máy" 4061 chữ của tác giả về xe máy ở Việt Nam, từ khi chiếc xe đầu xuất hiện, đến con số xe Honda xuất xưởng bao nhiêu chiếc năm 2011, các sự kiện liên quan đến việc đi xe máy, và có cả so sánh giá trị của xe với bát phở qua mấy thời kỳ!Một phần cuối của sách là những bài hấp dẫn không kém về đô thị: xe hơi, xe bò, ngõ, phố, chợ, hàng ăn rong, hồ, khí hậu bốn mùa...Vẫn một lối viết nhẩn nha và bất ngờ dí dỏm, thêm những bất ngờ mang màu sắc khảo sát xã hội học, Nguyễn Trương Quý đã mang lại một món mới trong rừng tạp bút hiện đại, bạn đọc có lẽ sẽ thích thú đọc để biết, hoặc để nhớ lại một thời phố thị và những chuyện liên quan đến đủ thứ, trong đó có cái xe máy. Mời bạn đón đọc.Báo chí giới thiệuSách hay đọc dịp lễSGTT.VN - Không đứng ngoài nhìn vào, không đứng trên nhìn xuống, Nguyễn Trương Quý có mặt trong cái nhân quần lam lũ ngày ngày xuôi ngược trên đường.Thậm chí, người đọc có thể hiểu ra, anh là thành viên của "thế hệ phỏng bô". Chính cái trải nghiệm "trên đường" làm nên sự suy tư, hài hước, khám phá, giễu cợt tinh tế trong cuốn sách này. Cuốn sách viết về người Việt và chiếc xe máy, hay tâm lý người Việt qua hành xử với xe máy. Đáng yêu, hồn nhiên, vô trật tự, phản văn minh, thực dụng hay mê tín... mọi góc độ khảo sát đều cho thấy sự thận trọng, thấu đáo của tác giả. Nếu không quá khó chịu vì những ý lặp (có lẽ vô tình) thì đây là cuốn sách có thể để lại nhiều dư vị.Nguyễn Trương Quý từng được biết đến với bộ ba cuốn tản văn về Hà Nội khá ấn tượng: Ăn phở rất khó thấy ngon, Tự nhiên như người Hà Nội và Hà Nội là Hà Nội.N.V Xem thêm nhiều hơnThu gọnMình nói gì khi nói về xe máy1 - Nói về một xứ sở (hay một đất nước) mà việc đi xe máy “đã trở thành một hành vi tập thể, có lẽ là đông đảo nhất trên thế giới”. Không chừng, đó cũng là một thứ “căn cước”.1 - Nói về một xứ sở (hay một đất nước) mà việc đi xe máy "đã trở thành một hành vi tập thể, có lẽ là đông đảo nhất trên thế giới". Không chừng, đó cũng là một thứ "căn cước".Tấm căn cước thời hiện đại này của người Việt Nam thể hiện hành vi cá nhân học lẫn cả ẩn ức tâm lý của họ, điều mà những dấu vân tay không nói được" (Di căn của xe máy).2 - Nói về những gì phía sau hành vi, ứng xử, không đơn thuần với một đồ vật, hay phương tiện bình thường, mà là mối tương quan hành xử với một nhân quần rộng lớn, và quan trọng hơn, là hành xử với cả chính cái cuộc đời ta. Một khi, chiếc xe là của cải, phương tiện làm ăn, xa hơn, là cá tính, "ký hiệu" đẳng cấp xã hội, mô hình tư hữu hoá, thậm chí, là thời trang sự mê tín và có khi, cả khát vọng tự do. Một khi, là tính cách thực dụng, sẵn sàng sự bẻ cong phương tiện để đạt mục đích.3 - Nói về sự thực dụng luôn cân bằng với những mộng tưởng viển vông. Điều này xảy ra trong một xứ sở ở cái thời mà người ta mua một phương tiện di chuyển dễ như mua một tô phở. Việc mua bán xe máy là một giao dịch dân sự quen thuộc trong cộng đồng. Và nói về việc thay đổi phương tiện đó như một cách làm mới đời sống đem lại chút tin vui trong cuộc sống rã rời mỏi mệt, đối phó với vô vàn chen chúc và ngổn ngang.4 - Nói về sáng tạo. Người ta có thể nêu cao tinh thần sáng tạo trên chiếc xe máy. Có khi là việc nướng thịt bằng pô trên đường đi phượt, có khi là chuyện biến nó thành nơi cư trú chỉ sau căn nhà. Có một thế hệ được gọi tên là "thế hệ bỏng pô". Và hình ảnh về dân văn phòng hôm nay, được thể hiện qua biếm hoạ mô tả một sinh vật đầu người mình xe máy. Cả chuyện xoay xở với chiếc xe trong một đám ùn tắc, nếu không sáng tạo tài tình để "thoát hiểm", thì là gì?!5 - Nói về tầm nhìn, sự cảm thụ và một thái độ sống từ yên xe máy. "Có ngồi trên xe máy mới nhận thấy, ta đang nhìn thành phố bằng một loại phim có tốc độ ba bốn chục cây số một giờ, là một cảnh tượng mà chính ta tham gia vào", "Hầu như tất cả cái gì hay, ngon, đẹp đều đập vào mắt người đi xe máy" (Hạnh phúc trên yên xe máy). Trong một xã hội ám ảnh về giá trị đến mức chấp nhận làm sai lạc về phương tiện cốt đạt mục đích, thì phương tiện giản dị như cái xe máy cũng có thể bị biến thành hung thần đường phố" (Di căn của xe máy). Sống với xe máy thời buổi này thật khó khăn. Vợ chồng còn có thể bỏ nhau, xe máy mà bỏ thì đi bằng gì bây giờ" (Mình nghĩ gì khi đi xe máy).6 - Nói về một biên niên ký xe máy kéo dài một thế kỷ.Nói về nhiều thứ khác xoay quanh chiếc xe máy và những thứ khác, không thuộc về xe máy. "Cái thời tươi đẹp ấy qua rồi. Và chúng ta tưởng tượng đến một ngày không xa, xe máy nằm buồn bã trong kho sắt vụn, chủ nhân của chúng hì hục quay vô lăng trên những con đường xa lộ hay kịp nhảy phóc lên cửa tàu điện ngầm cho kịp giờ. Chúng ta vĩnh biệt xe máy như vị hoàng đế cuối cùng vĩnh biệt ái thiếp trong cao trào cách mạng. Nhưng xe máy không bao giờ chết. Bởi vì sự lãng mạn của nó, sự ích kỷ và nhu cầu cá thể hoá cách đi lại của chúng ta" (Mối tình trâu sắt)."Liệu xe máy có tạo nên tấm chân dung của cả một nhân quần không?" Đó là một câu hỏi tham vọng mà phân nửa cuốn sách này gợi ra. Người viết tìm kiếm tư liệu, kết nối chúng một cách thật kỹ lưỡng, công phu như thực hiện một đề tài nghiên cứu; cách dẫn dắt câu chuyện lý thú với một giọng điệu hóm hỉnh nhưng chỉn chu, trào lộng mà nhẹ nhàng, tinh tế sắc sảo nhưng lại có độ khái quát cao. Đôi khi sự cường điệu hoá (hơi bị over) trong trào phúng đã tạo ra những hiệu ứng thể hiện đầy ấn tượng.Câu chuyện của đời sống, trải nghiệm hàng ngày quen thuộc đã được gọi ra một cách mới mẻ, bất ngờ. Có thể hình dung, những tản văn trong cuốn sách này đem lại cảm giác như vừa trải qua cuộc tán gẫu nhiều dư vị, với một người bạn thân trong một buổi chiều dạo phố vi vu trên chiếc xe gắn máy cà tàng của mình.NGUYỄN NGUYÊN THẢOXem thêm nhiều hơnThu gọnNguyễn Trương Quý: Không có giới hạn cho tản vănNgười ta vẫn thấy tên Nguyễn Trương Quý trong chuyên đề của một số tờ báo văn hóa với lối viết tung tẩy, dí dỏm chừng mực. Miệt mài theo đuổi thể loại tản văn, đến nay, với 4 tập sách, Nguyễn Trương Quý đã vẽ nên một con đường của riêng mình.Anh cũng là tác giả có những quan sát tinh tế về cuộc sống đô thị với con mắt của "nhà quy hoạch". Theo anh, độ tương tác của của tản văn với đời sống vừa là thách thức nhưng cũng thú vị, và không có một giới hạn nào cho tản văn.Tản văn không phải là món nộm- Đã tám năm theo đuổi thể loại tản văn, anh có thể ra một "tuyên bố" gì đó về thể loại này?- Tôi đến với tản văn xuất phát từ khuôn khổ những trang báo dành đất cho những mục viết về đời sống xã hội qua cái nhìn có tính văn chương. Ngay từ lúc đó, việc xác định rõ chủ đề viết và đối tượng hướng tới đã là một yếu tố quan trọng tạo nên tác phẩm. Tản văn ngày nay là một hình thức văn chương trên các phương tiện báo viết, nó phản ánh trung thực và trực tiếp tâm thế người viết khi đối diện với các vấn đề xã hội. Càng ngày tản văn càng có ưu thế nhờ sức mạnh của báo chí và truyền thông mạng. Điều đó cũng có nghĩa độc giả càng ngày càng khắt khe hơn với tản văn.- Điều gì khiến anh trung thành với thể loại viết ngắn này đến thế, do cái tạng văn hay do những vấn đề "be bé ngăn ngắn" mà anh muốn chuyển tải?- Có lẽ khả năng càn lướt hiện thực của tản văn đã khiến tôi chọn. Trong khi truyện ngắn hay tiểu thuyết đòi hỏi phải diễn đạt bằng nhiều thủ pháp hư cấu "chín" để phản ánh hiện thực "sống" thì tản văn hay tùy bút dường như sinh dưỡng ngay trên hiện thực đang diễn ra. Dĩ nhiên nó không phải món nộm hay gỏi trộn qua quýt. Tôi muốn mượn một từ trong hội họa, impressionism, là trường phái ấn tượng, hay trong tranh thủy mặc có lối vẽ thấu thị tẩu mã để nói về cách viết mang ấn tượng chủ quan của người viết tản văn, họ chọn lấy những chi tiết hay đặc điểm theo họ là quan trọng hơn cả để mô tả nhưng vẫn vẽ lại được khung cảnh toàn diện về đối tượng. Theo quan niệm của tôi, truyện có thể không có chuyện nhưng tản văn nhất thiết phải có một cái tứ. Một tản văn thành công là đẩy được những cái tứ tới tận cùng từ những vấn đề nhỏ. Tôi không nghĩ chuyện vấn đề "be bé ngăn ngắn" có ý nghĩa quyết định mà nằm ở tinh thần quyết liệt và độ sắc cạnh của người viết. Nếu tản văn không thể hiện được phẩm chất đó, người đọc sẽ quên ngay sau khi đọc xong.Lựa chọn tản văn để chuyển tải những tứ của đời sống có cái hấp dẫn là cho phép tôi thoải mái mổ xẻ và đưa ra quan niệm của mình trong vai trò một người đối thoại với người đọc - dĩ nhiên là những người đọc vô hình mà tôi phải phân thân đặt mình vào vị trí của họ. Độ tương tác cao của tản văn với đời sống là một thách thức cũng thú vị.- Thứ dễ nhận thấy trong tản văn của anh so với các bậc tiền bối là nhịp điệu của một thời đại mới, thế hệ mới. Anh dường như đã thổi được nhịp thở của thời đại mình đang sống vào mỗi trang viết thay vì cảm hứng hoài cổ thường thấy ở tản văn truyền thống. Anh nghĩ sao về nhận định này?- Tất nhiên là tôi viết bằng đầu óc và tư duy của người đang sống với thời của mình. Câu dài câu ngắn, chữ đơn chữ kép trong trang viết của tôi đi từ những chất liệu đời sống đương diễn ra. Kể cả có viết về ngày xưa hay chuyện cũ thì tôi vẫn phải lấy điểm nhìn hiện tại để soi chiếu. Lấy ví dụ về kỹ thuật viết. Các tác giả trước đây thường viết câu cân đối cả về ý lẫn chữ, nhịp nhàng biền ngẫu, sử dụng nhiều chữ độc, lạ, ít gặp trong đời sống hàng ngày. Tản văn hiện nay vốn gắn với những chuyên mục (column) của các báo, nên khi viết, tôi luôn xác định mình viết cho một số lượng người đọc có thực. Tản văn vì thế phải thể hiện được những trăn trở, khao khát và suy nghĩ về đời sống của họ.Phác họa một chân dung... xe máy- Phân nửa cuốn "Xe máy tiếu ngạo" của anh dành để luận về... xe máy, anh có thể chia sẻ về cảm hứng và mối quan tâm đặc biệt với loại phương tiện 2 bánh gắn liền với đô thị Việt Nam này?- Điều gì cần nói thì tôi đã viết hết cả trong cuốn sách rồi. Cũng đơn giản thôi, mỗi cuốn sách của tôi là một concept (ý tưởng) thể hiện trải nghiệm của tôi trong một quãng thời gian viết lách nhất định. Tôi bắt đầu từ những điều gần gũi và quen thuộc nhất với câu hỏi: liệu mình đã hiểu những điều đó chừng nào? Xe máy vốn dĩ quen thuộc với đời sống người Việt hiện tại, nhưng có thật chúng ta hiểu và sống đến nơi đến chốn các tác dụng của nó chưa, hay cũng chỉ lớt phớt trèo lên, quáng quàng phóng cật lực, tùy tiện nông nông như với rất nhiều thứ khác.- Chiếc xe máy đã được nâng lên thành một hình tượng, như một điển hình của hàng triệu cư dân đô thị, nhưng với những số liệu cụ thể, chi ly, những phân tích khá tỉ mỉ, kỹ lưỡng khiến người ta dễ liên tưởng anh đang làm một tiểu luận xã hội về hiện tượng xe máy hơn là những chia sẻ văn học thiên về cảm xúc. Làm vậy có thể sẽ thay đổi nhận thức của bạn đọc với những suy nghĩ quen thuộc về thể loại tản văn, anh nghĩ sao?- Tôi chỉ sợ mình viết lớt phớt, qua quýt chứ được đánh giá là tỉ mỉ, kỹ lưỡng như anh nói thì quá tốt chứ! Tôi đã gạt ra khỏi tập sách nhiều bài có tính chất tản mạn cảm xúc để dành đất khắc họa chân dung một phương tiện làm nên lối sống và hành vi của người Việt. Viết lách cũng cần một thái độ duy lý và khoa học, những phẩm chất vốn dĩ khá yếu ở người Việt. Theo tôi, tản văn muốn hay còn phải chăm chút những chi tiết, và những số liệu cũng là những chi tiết phải mất công sàng lọc mới có được. Tôi nghĩ là chúng ta chưa thật sự khai thác hết thế mạnh của tản văn, thể loại có sức mạnh len lỏi vào mọi ngóc ngách các vấn đề xã hội. Không có giới hạn nào cho tản văn, và qua thời gian tản văn cũng đã thay đổi rất nhiều. Tôi có đọc một số tập sách của các tác giả nước ngoài, họ gọi chung là essay, gồm những bài cùng kiểu tản văn như ta vẫn quan niệm, có cả những bài tỉ mỉ như tiểu luận và lại có những đoản văn rất giàu chất thơ và suy tưởng.- Nếu chỉ nhìn bìa cuốn "Xe máy tiếu ngạo" thì thấy nó khá... vênh với chất chung của cả cuốn sách, nhiều người thấy tiếc nuối vì giá như nó thuần Việt hơn... Anh có dụng ý gì khi thiết kế bìa khá hiện đại như vậy?- Cùng kỳ lý thì cuộc sống vật chất của chúng ta sở hữu cái gì là thuần Việt nhỉ? Tôi tìm những hình ảnh về xe máy cũ, bắt gặp mấy tờ quảng cáo xe máy Vespa hay Honda thời những năm 1950 hay 1970 và thấy rất thú vị. Tôi muốn dùng một hình ảnh táo bạo hơn để thay đổi phong cách bìa hơi có phần hoài cổ của 3 cuốn sách trước.- Những người viết thường chọn tản văn như một khúc nghỉ chân, còn anh chung thân với tản văn rồi, anh thường nghỉ chân bằng...?- Như tôi đã nói, chúng ta chưa khai thác hết thế mạnh của các thể loại. Dường như đụng đến thể loại nào, chúng ta cũng sẽ thấy còn cả vạn lối viết chờ ở đó. Tư duy dùng một thể loại như tản văn để làm khúc nghỉ chân thật ra hơi bị nguy hiểm. Nói nghỉ chân dễ bị xem là viết lấy được hoặc "giáp hạt". Nhà văn không có quyền viết dở hay quấy quá dù bất cứ thể loại nào. Tản văn cũng cần sự đầu tư, thậm chí cần một lượng kiến thức rất sâu để có tác phẩm hay. Trước khi đến với tản văn, tôi đã thử viết truyện ngắn, và gần đây tôi có quay lại với thể loại này. Tôi dự định tập sách tiếp theo sẽ là một tập truyện. Viết truyện đương nhiên không dễ dàng, nên khó mà nói rằng đây là khúc nghỉ chân.Nguyễn Trương Quý sinh năm 1977 tại Hà Nội. Tốt nghiệp Đại học Kiến trúc Hà Nội. Hiện là BTV Nhà xuất bản Trẻ. Đã xuất bản: Tự nhiên như người Hà Nội (2004); Ăn phở rất khó thấy ngon (2008); Hà Nội là Hà Nội (2010). Anh cũng là người dịch cuốn Rock Hà Nội và Rumba Cửu Long - câu chuyện âm nhạc Việt Nam của Jason Gibbs (2008), Chuyến tàu mang tên Dục vọng của Tennesse Williams (2011) và một số sách khác. Xe máy tiếu ngạo là tập tản văn mới nhất của anh ra mắt năm 2012.Dương Tử Thành thực hiệnXem thêm nhiều hơnThu gọn Cổng thông tin - Thư viện Sách hướng dẫn hy vọng bạn thích nội dung được biên tập viên của chúng tôi thu thập trên Xe Máy Tiếu Ngạo (Tản Văn) và bạn nhìn lại chúng tôi, cũng như tư vấn cho bạn bè của bạn. Và theo truyền thống - chỉ có những cuốn sách hay cho bạn, những độc giả thân mến của chúng ta.
Xe Máy Tiếu Ngạo (Tản Văn) chi tiết
- Nhà xuất bản: Nxb Trẻ
- Ngày xuất bản:
- Che: Bìa mềm
- Ngôn ngữ:
- ISBN-10: 8934974113041
- ISBN-13:
- Kích thước: 13 x 20 cm
- Cân nặng: 154.00 gam
- Trang: 176
- Loạt:
- Cấp:
- Tuổi tác:
Xe Máy Tiếu Ngạo (Tản Văn) từ các nguồn khác:
Tên sách |
Kích thước |
Liên kết |
---|---|---|
Xe Máy Tiếu Ngạo (Tản Văn) tải về từ EasyFiles |
5.2 mb. | tải về |
Xe Máy Tiếu Ngạo (Tản Văn) tải xuống miễn phí từ OpenShare |
3.2 mb. | tải về |
Xe Máy Tiếu Ngạo (Tản Văn) tải xuống miễn phí từ WeUpload |
5.2 mb. | tải về |
Xe Máy Tiếu Ngạo (Tản Văn) tải xuống miễn phí từ LiquidFile |
3.5 mb. | tải về |
Xe Máy Tiếu Ngạo (Tản Văn) từ các nguồn khác
Tên sách |
Kích thước |
Liên kết |
---|---|---|
Xe Máy Tiếu Ngạo (Tản Văn) tải về trong djvu |
3.2 mb. | tải về DjVu |
Xe Máy Tiếu Ngạo (Tản Văn) tải xuống miễn phí trong pdf |
4.4 mb. | tải về Pdf |
Xe Máy Tiếu Ngạo (Tản Văn) tải xuống miễn phí trong odf |
3.3 mb. | tải về Odf |
Xe Máy Tiếu Ngạo (Tản Văn) tải xuống miễn phí trong epub |
3.5 mb. | tải về EPub |
Xe Máy Tiếu Ngạo (Tản Văn) Sách lại
-
bblpp999752
B Bd bblpp999752 — Oh, so close! When I pick up a book called "A truck goes rattley-bumpa," I expect to say such a whimsical phrase at least 10 times. No repetition of the title. What could have been a fun sounding book turns into a: "This truck does this, this truck does that"
-
spwod0a86
Jeremy Linc spwod0a86 — i love these books
-
_nor
Elaoufi Nore _nor — I have the whole series, which are probably my favorite graphic novels to date, well aside from Watchmen of course, but Vol. 2 is the best one.
-
digitalsteve
Stephen Holme digitalsteve — I purchased this book when Kurt Vonnegut died because I learned it was the first book he ever wrote. It's dark but funny - like 1950's post-nearly-apocalypsis. Reminded me of 1984 with more light-hearted humanist feel.
Sách tương tự với Xe Máy Tiếu Ngạo (Tản Văn)
-
Sách mới nhất
-
Tải về
Bộ Sách Chân Dung Những Người Thay Đổi Thế Giới - Dr. Seuss Là Ai? (Tái Bản 2019)
Bộ Sách Chân Dung Những Người Thay Đổi Thế Giới - Dr. Seuss Là Ai? (Tái Bản 2019)Tải về Xe Máy Tiếu Ngạo (Tản Văn) ebook ở định dạng bổ sung: